Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào CaiViệt Nam
Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc.




Lịch sử


Năm 1897chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đếnLào Cai vào năm 1898.
Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyếnđường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.
Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979.[7] Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.

Nguồn gốc tên gọi

Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.
Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ".

Dân cư

Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc KinhH'MôngDao đỏTàyGiáy,Xã Phó.
Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:
  • Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
  • Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông.
  • Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Lang thang khắp nẻo Sapa
Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khènsáođàn môikèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.
Một Sapa không còn lạ lẫm với những điểm đến nổi tiếng, những cung đường mạo hiểm… Nhưng trong mắt nhóm phượt thủ lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, mọi thứ luôn hấp dẫn.
Thị trấn nhỏ bé Sapa nép mình ở độ cao trung bình từ 1500m-1800m nên có khí hậu ôn đới quanh năm. Phong cảnh hùng vĩ hoang sơ của vùng núi rừng Tây Bắc, chấm phá những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc H’mong, Tày, Dao Đỏ… đã tạo nên một bản sắc rất riêng cho Sapa, làm xiêu lòng bất kì du khách nào khi đến với miền sơn cước này.
Bản làng ở Sapa
Bản làng ở Sapa
Chúng tôi đến Sapa vào một buổi sớm mùa hè mát mẻ, khi mà cả thị trấn còn chìm trong giấc ngủ mù sương. Cái không khí se se lạnh len lỏi nhè nhẹ vào từng thớ thịt, vừa đủ để bạn phải thi thoảng rùng mình mỗi khi có cơn gió ngang qua. Thuê một chiếc xe máy, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá của mình. Từ trung tâm thị trấn, theo hướng đi Lai Châu, chúng tôi bắt đầu khám phá đèo Ô Quy Hồ, một trong những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo ở vùng Tây Bắc (bên cạnh đèo Mã Phí Lèng ở Hà Giang, đèo Khau Phạ ở Yên Bái, đèo Pha Đin ở Điện Biên).
Khung cảnh hùng vĩ
Khung cảnh hùng vĩ
Đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao trên 2000m, dài trên 40km với nhiều đoạn đổ đèo, cắt cua sẽ khiến nhiều tay lái tái mặt, chỉ cần một giây bất cẩn là cả người và xe sẽ rơi xuống vực sâu bên dưới. Đèo nằm vắt ngang như một dải lụa mềm mại qua dãy Hoàng Liên Sơn huyền thoại. Nếu may mắn đi vào những ngày nắng đẹp trời trong, bạn sẽ có cơ hội được ngắm những ngọn núi thuộc cụm “thất chỉ sơn” tuyệt đẹp, tất nhiên là cả đỉnh Fanxipan cao 3143m được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Trên đường đi bạn sẽ đi ngang qua Thác Bạc, một con thác khá nổi tiếng ở Sapa, tuy nhiên chúng tôi không dừng lại ở đây mà tiếp tục di chuyển lên Cổng Trời, một địa điểm nằm giữa đỉnh đèo.
Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ
Từ đây bạn có thể thu vào tầm mắt cả một vùng rừng núi hùng vĩ, những con đường đèo uốn lượn quanh co, những ngọn núi chọc trời, bên dưới là vực sâu thăm thẳm. Đứng giữa đại ngàn, choáng ngợp trước phong cảnh trước mắt, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều cảm xúc khi thấy mình quá nhỏ bé khi đối diện với sự hùng vĩ của thiên nhiên. Ở Cổng Trời có một vài gian hàng của người Mông bán các món đồ lưu niệm bằng thổ cẩm khá bắt mắt, bên cạnh có hàng bán thịt nướng của cô bé người Giáy.
Nhớ ghé vào ăn một vài món nướng để lấy sức lên đường
Nhớ ghé vào ăn một vài món nướng để lấy sức lên đường
Chúng tôi khuyên bạn nên dừng chân thưởng thức những món đồ nướng ngon tuyệt cùng với đặc sản cơm lam. Trong không khí lạnh lạnh, nhấm nháp những món ăn hấp dẫn và trò chuyện cùng những người buôn bán ở đây không chỉ giúp bạn có thêm một cái nhìn khác về cuộc sống của người dân, mà còn để lại cho bạn những kỉ niệm đẹp về vùng núi heo hắt quanh năm lạnh lẽo này.
Cổng Trời
Cổng Trời
Rời Cổng Trời, trên đường đi về chúng tôi ghé vào tham quan Thác Tình Yêu, một con thác khá đẹp và nằm sâu trong rừng. Bạn phải đi bộ quanh co theo con đường đất đỏ gần hai cây số mới vào được thác. Với độ cao gần 100m nằm trên dòng chảy của suối Vàng bắt nguồn từ đỉnh Fanxipan, hệ thực vật chung quanh đa dạng và phong phú, chỉ có tiếng chim rừng hòa với tiếng thác chảy mát lạnh, nơi đây đang trở thành một điểm đến hấp dẫn mới ở Sapa.
Thác Tình Yêu
Thác Tình Yêu
Tiếp tục hành trình khám phá Sapa, chúng tôi lại ngược về thị trấn, vượt đèo để đến với Mường Hum, một thị trấn nhỏ cách Sapa hơn 30km. Nơi đây không có gì đặc sắc, chỉ là một thị tứ nhỏ ở vùng cao với cuộc sống bình lặng, là sự hòa hợp văn hóa của người Kinh và các sắc dân khác cùng nhau tồn tại và phát triển. Tuy nhiên cung đường từ Sapa đến Mường Hum quả là một trải nghiệm tuyệt vời cho dân phượt. Với hơn 30km đường đèo, bạn sẽ có thời gian khám phá cuộc sống và nét sinh hoạt của đồng bào miền núi nơi đây. Những ngọn núi bậc thang trập trùng nhấp nhô liên tiếp đầy màu sắc, các bản làng thấp thoáng ẩn hiện sau những rặng núi, mờ ảo chìm trong những đám mây tầng tầng lớp lớp. Những chú ngựa được nuôi thành đàn trên những dãy núi cao. Ven đường là những thửa ruộng khô đang chuẩn bị vào mùa rạ…
Ruộng bậc thang trập trùng, nhấp nhô những dáng người đang lom khom cày ruộng
Ruộng bậc thang trập trùng, nhấp nhô những dáng người đang lom khom cày ruộng
sapa-cay-ruong-fff4dsapa-cay-ruong-02-fff4d
Trên đường đi, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp những già làng đang gùi lá thuốc trở về sau nhiều giờ lang thang trong rừng, những em bé còn nhỏ xíu đã phải phụ gia đình đi chăn trâu. Những đôi mắt hồn nhiên nhưng lại chứa đầy nỗi buồn khi chúng tôi ghé thăm và cho em những bịch bánh hay viên kẹo nhỏ. Mong sao tuổi thơ của các em cũng sẽ ngọt ngào như những viên kẹo ấy…
Tất cả người dân tộc chúng tôi gặp trên đường đi đều rất chất phác và còn nghèo khó. Có lẽ vì sự phát triển của du lịch chưa kịp tác động đến những vùng sâu xa này. Nhờ vậy mà chuyến đi chúng tôi thêm phần ý nghĩa khi đem đến trẻ em miền sơn cước những món quà nho nhỏ, trao cho các em một chút niềm vui ngọt ngào mà lẽ ra các em xứng đáng được hưởng ở độ tuổi này.
Trẻ em nơi đây...
Trẻ em nơi đây…
... và nụ cười hồn nhiên
… và nụ cười hồn nhiên
Chúng tôi trở về Sapa với những nỗi niềm băn khoăn, hi vọng rồi cùng với sự đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai, những mảnh đời cơ cực ở vùng cao kia rồi sẽ trở nên khá giả hơn, để trẻ em không còn phải lao động vất vả mà thay vào đó là những nụ cười rạng rỡ như trong giấc mơ cắp sách tới trường.
Để tiếp tục khám phá Sapa, bạn có thể ghé thăm những điểm đến đã khá nổi tiếng và quen thuộc với dân du lịch như: Hàm Rồng, nhà thờ đá, chợ Sapa, bãi đá cổ, cầu mây, bản Cát Cát, Bản Tả Phìn .. .

Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top