Vùng đất Bạc Liêu xưa nay đã nổi tiếng với giai thoại những chàng công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng. Đến du lịch Bạc Liêu, chắc chắn du khách nào cũng tò mò và tìm đến địa chỉ, nơi xuất phát giai thoại này để tìm hiểu. Tuy nhiên, đó là thời trước. Ngày nay, người ta đến Bạc Liêu tham quan không chỉ vì giai thoại chàng công tử Bạc Liêu mà còn là những món ngon ăn đặc sản ở Bạc Liêu. Sự hấp dẫn của ẩm thực vùng đất phương Nam nói chung, Bạc Liêu nói riêng đã lôi cuốn thực khách, du khách xa gần tìm đến đây để thưởng thức. Và không phải những món ăn cầu kỳ sang trọng mà những món ngon đặc sản dân dã vùng miền.
Bánh củ cải, bánh tằm bì… là những đặc sản khiến du khách lưu luyến vùng đất của vị công tử ''đốt tiền nấu trứng''.
 

Bánh củ cải



bánh củ cải
Bánh củ cải - Ảnh: Sưu tầm

Bánh củ cải Bạc Liêu có nguồn gốc của người Hoa. Bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mỳ trắng pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. 

Nhân bánh gồm tôm khô nhỏ hoặc tép bạc đất lột vỏ, đập dập vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh hột hấp. Tất cả được xào chín, nêm nếm vừa ăn, rôi đặt vào phần vỏ bánh, cuốn như cuốn bánh tráng.
 

bánh củ cải
Đặc sản Bạc Liêu - Ảnh: Sưu tầm
 
Khi dọn ra cho khách, người bán sắp bánh ra đĩa, rưới mỡ hành lên trên. Bánh củ cải dùng kèm với nước mắm pha nhạt với chanh, đường, tỏi, ớt. Bánh củ cải ăn kèm với rau thơm, giấp cá, húng nhủi, húng cây, quế và ít xà lách. Bánh thơm, hăng hăng và đặc biệt ngọt vị của con tôm đất.
 

Ba khía Bạc Liêu



Ba khía
Ba khía Bạc Liêu - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Ba khía là một loại cua theo cách gọi của người Việt, có hình thù giống cua đồng, nhưng nhỏ hơn đôi chút và sống chủ yếu ở vùng nước mặn.
 

Ba khía là món ăn khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào Khmer, sau đó người Việt bắc chước và trở thành đặc sản. 
 
Ba khía

Vẻ hấp dẫn của ba Khía - Ảnh: Sưu tầm

Có rất nhiều cách chế biến ba khía nhưng quen thuộc nhất là ba khía muối. Khi dùng, người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Đôi khi cũng có thể không trộn gia vị. Ba khía muối hấp dẫn thực khách ở cái vị đậm đà khó tả của nó.
 
 

Cốn xại, xá bấu


cải muối

Cố xại, xá bấu - Ảnh: Sưu tầm
 
Cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) là hai món ăn xuất hiện mật độ dày trong các bữa ăn của người Hoa ở Bạc Liêu.
 

Để có một phần ngon, thì cải làm cốn xại phải thật tươi, non. Đầu tiên, cải được cắt thành miếng nhỏ hoặc để nguyên bắp, rồi đem phơi một nắng cho hơi héo, sau đó đem trộn với muối hột, đường, rượu và củ riềng. Để trong chỗ mát khoảng 2 tuần là có thể thưởng thức.
 

cải muối
Thưởng thức cốn xại, xá bấu với cháo - Ảnh: Sưu tầm
 
Cách làm xá bấu đơn giản hơn. Xá bấu mua về chỉ cần rửa sạch, xắt từng cọng nhỏ phơi khô. Lúc muối, chuẩn bị các thứ gia vị như: đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau. Khi nào thấy đường tan, thấm hết vào cọng xá bấu là ăn được.
 

Bún bò cay



Bún bò cay
Bún bò cay - Ảnh: Sưu tầm
 
Khác với bún bò Huế muốn đưa hương phải có sả và mắm ruốc, bún bò cay Bạc Liêu chỉ gồm hai nguyên liệu chính là thịt bò và sa tế. Điều này tạo cho món ăn có hương vị đặc biệt và cay nồng. 

Ngoài ra, một tô bún bò cay đúng điệu ngoài hương và vị thì không thể thiếu những lát thịt bò cắt dày và to gần bằng ba ngón tay và một chén muối hột giã với ớt đỏ, có kèm lát chanh.
 

Bánh tằm bì


Bánh tằm bì
Bánh tằm bì - Ảnh: Sưu Tầm

Để cho ra món bánh tầm bì hoàn hảo đòi hỏi nhiều công đoạn. Đầu tiên, cách để có được những sợi bánh tằm trắng phau, mềm mịn, người làm bánh phải trải qua hàng loạt công đoạn như trước hết phải xay gạo, lấy bột đem nấu chín rồi cho vào cối ép bằng tay, sau đó đem hấp mới có được những vỉ bánh thơm ngon.
 

Để có bì ngon, phải chọn da heo và thịt đem luộc trước khi bằm nhỏ thành sợi, mịn và đều, mới trộn chung với thính và ít gia vị. Riêng nước mắm chan phải là thứ nước vừa chua, cay, mặn, ngọt. Rau cho món ăn này nhất thiết phải có xà lách, húng, giá và dưa leo xắt nhỏ. 

Đặc biệt, một đĩa bánh tằm bì ngon không thể thiếu nước sốt dừa có màu trắng sữa, béo ngậy, thơm đậm, vừa miệng.
Đuông chà là
Nếu Bến Tre nổi tiếng với món đuông dừa thì ở Bạc Liêu món đuông chà là lại trở nên quen thuộc. Đây là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Cứ tháng 10 – 12 âm lịch là đuông béo múp míp, trở thành món ngon cho người sành ăn. Nhiều người nhận xét đuông trong thân chà là là loại đuông to nhất, béo tròn nhất và để bắt đuông khá vất vả do chà là có rất nhiều gai.

Đuông chà là là món ăn rất béo và bổ dưỡng

Đuông chà là cũng như đuông dừa, có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau, phổ biến nhất là đuông chà là lăn bột chiên bơ. Nước chấm ăn với đuông chà là thông thường là nước tương hoặc nước mắm tỏi, ớt. Vị béo ngọt của đuông chà là, giòn giòn của bột và bơ thơm cùng nước mắm tạo thành món ngon khó bỏ. Tuy nhiên, món ăn này hơi “kén” thực khách. Có người chỉ cần nhìn dĩa đuông chà là thì thèm nhưng cũng có người nhìn thấy đuông là … bỏ cả ngày cơm. Vì thế, có người nói vui rằng riêng món nào chứ món đuông chà là thì không dành cho những ai “yếu tim”.
 Mắm chua Vĩnh Hưng
Món mắm chua này có xuất xứ từ vùng tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Để làm mắm chua, trước tiên phải chọn cá và làm sạch vẩy cá và nhớt cá. Cá để làm mắm chua chủ yếu là cá rô, cá sặc đồng phải còn tươi sống, không cần lớn, chỉ khoảng chừng một đến hai ngón tay là được. Sở dĩ chọn cá nhỏ là vì thịt mềm, xương mềm, phù hợp để chế biến món mắm chua không xương. Món mắm chua này không hẳn là không xương mà do cách chế biến khéo léo nên khi ăn, chẳng những thịt mềm và xương mắm cũng rất mềm, có thể nuốt được không cần phải bỏ xương như các loại mắm khác. Sau đó cá mới được đem vào để cắt đầu, kỳ và mổ bụng lấy hết ruột. Để ráo, khô rồi ướp gia vị để muối cá. Nếu người muối cá đúng cách thì cá mới chín thịt, ngon và thơm. Mắm ngon hay không là phụ thuộc vào công đoạn này.

Bạc Liêu có món mắm chua Vĩnh Hưng rất nổi tiếng

Khi mắm chín, mở nắp ra mắm bay mùi rất thơm, còn nguyên con nhưng toàn bộ xương đã mềm và dậy lên mùi vị chua cay thơm nồng của mắm. Mùi hương rất đặc trưng này của mắm Vĩnh Hưng có được là từ gia vị đường, muối, bột ngọt, thính rang, tỏi, ớt và riềng. Khi ăn, gắp mắm chua ra dĩa, thêm vào một ít thịt heo ba chỉ luộc xắt mỏng và càng đặc sắc hơn khi ăn cùng với bần ổi, ổi xanh, khế chua, chuối chát, me xanh, khóm, dưa leo xắt mỏng, rau thơm, húng, quế...
Mắm chua ăn không cần phải xé vì con cá nó vốn đã nhỏ sẵn, chỉ cần gói rau nguyên con mắm ăn với bún, với cơm đều rất ngon. Mắm chua khi ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn, cay cay, nồng nồng, và con mắm thì mềm từ thịt tới xương. Hòa với vị chua chua, thơm nồng của rau làm cho hương vị mắm càng nồng nàn, đặc biệt khó quên. Người ăn chưa quen thì còn e ngại nhưng đã vài lần nếm khó mà cưỡng lại hương nồng nàn ấy. Tuy nhiên, mắm chua không để được lâu như mắm mặn mà chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu hơn một chút.
Nguồn Mytour.vn

Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top