Địa điểm tham quan
Địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết đến của Quảng Nam là phố cổ Hội An, di sản văn hóa thế giới với vẻ cổ kính, thơ mộng và êm đềm. Đến Hội An, bạn sẽ có dịp thả bộ trên những con phố mang đậm kiến trúc cổ, chiêm bái những đền chùa xưa (chùa Phước Lâm, Hội quán Phúc Kiến…) thưởng thức các món đặc trưng (cao lầu) hay tham gia vào lễ hoa đăng vào dịp lễ rằm hàng tháng.
Xem thêmKinh nghiệm đi du lịch ở Hội An
Nơi đây còn có bí ẩn về những pho tượng không đầu tại thánh địa Mỹ Sơn, thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa mang đến trải nghiệm khác hẳn, huyền hoặc và kỳ ảo. Bên cạnh các thánh tích này, vùng đất kinh đô Chăm ngày xưa còn sở hữu hàng loạt tháo và cụm tháp Chăm tuyệt đẹp như tháp Chiên Đàn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ… để bạn khám phá và tìm hiểu.
Bãi biển Cửa Đại hoang sơ, tuyệt đẹp, điểm nhấn du lịch biển của Quảng Nam cũng thú vị không kém. Ngoài ra, khi đến Cửa Đại, bạn còn có dịp dong thuyền ra Cù Lao Chàm hoang sơ và tuyệt đẹp.
Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.
Bên cạnh các địa danh này, Quảng Nam cũng sở hữu hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.
Lời khuyên cho bạn nếu muốn đi thuyền từ biển Cửa Đại ra Cù Lao Chàm giá rẻ là đi tàu chợ (tàu lớn chở hàng hóa ra đảo). Giá vé tàu là 25.000 đồng, rẻ bằng 1/10 so với khi bạn mua vé của các công ty du lịch. Điểm lợi thứ hai là tàu chạy khá chậm nên bạn sẽ ít bị say sóng hơn. Hải sản ngoài đảo, song giá các nhu yếu phẩm khác khá cao. Nhà nghỉ trên đảo có giá khoảng 100.000 đồng/người.
Bên cạnh các địa danh này, Quảng Nam cũng sở hữu hàng loạt các thắng cảnh tuyệt đẹp khác như Suối Tiên với không khí miền trung du thích hợp cho cắm trại, nghỉ dưỡng; Khe Lim độc đáo với dòng chảy hiền hòa chảy qua những vùng đất có nhiều cây (gỗ) lim; Bàng Than kỳ bí và lạ lẫm với những khối đá đen; Hòn Kẽm Đá Dừng, miền sông nước hùng vĩ với những bãi dâu, bãi ngô (bắp) xanh ngát.
Đó cũng có thể là Hố Giang Thơm thơ mộng nhờ những dải đá nổi, chìm tạo ra những thác nước rì rào suốt ngày đêm; hồ Phú Ninh, công trình thủy lợi quy mô lớn, với diện tích mặt nước rộng, rừng phòng hộ hong sơ cùng hơn 30 đảo và bán đảo xinh đẹp; sông Thu Bồn, dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất này; hay bãi tắm Hà My, bãi biển Tam Thanh không những sự hoang sơ, sạch đẹp với cát trắng, rừng dương và không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.
Ngoài ra, đến Quảng Nam, bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...
Ngoài ra, đến Quảng Nam, bạn có thể tìm hiểu, tham quan hàng loạt làng nghề nổi tiếng của tỉnh, chiêm bái hàng loạt ngôi chùa cổ xưa hay khám khá phiên chợ chiếu duy nhất ở Quảng Na, tham quan nhà cổ Tân Ký, ghé cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc “săn” những mặt hàng độc giá rẻ, dạo chơi ở các KDL sinh thái như Thuận Tình, Cẩm Nam...
Phương tiện di chuyển
Bằng phương tiện công cộng
Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến Quảng Nam. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.
Từ Đà Nẵng, bạn có thể mua vé xe khách, vé tàu lửa tại bến xe hay ga tàu để đến Quảng Nam. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng xe bus, giá sẽ mềm hơn và dễ dàng dừng lại các điểm tham quan hơn.
HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH PHÍA BẮC
THE SINH TOURIST
- Lịch trình : Hà Nội – Hội An
- Giờ xuất bến : Hà Nội 18h00 Hội An 7h45 – 13h30
- Điện thoại : 04 39261568 – 0510 3863948
HẠNH CAFE
- Lịch trình : Hội An – Hà Nội
- Giờ xuất bến : Hội An 8h00 – 14h00
- Điện thoại : 0905395368
Các tuyến bus nội tỉnh Quảng Nam
Tuyến số 1: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Hội An:
Bến xe Trung tâm Thành phố Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Trần Phú – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ngũ Hành Sơn – Lê Văn Hiến – Bến xe Hội An.
Tuyến số 3: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Ái Nghĩa
Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng – Tôn Đức Thắng – Điện Biên Phủ – Lý Thái Tổ – Hùng Vương – Ông Ích Khiêm – Hoàng Diệu – Trưng Nữ Vương – Núi Thành – Cánh Mạng Tháng Tám – Hoà Cầm – Quốc lộ 14B – Ngã ba Hoà Đông – Bệnh viện Bắc Quảng Nam – Ngã tư Ái Nghĩa – Bến xe Ái Nghĩa.
Tuyến số 4: Đà Nẵng – Tam Kỳ
Nguyễn Tất Thành – Đường 3/2 – Đống Đa – Quang Trung – Trần Cao Vân – Hà Huy Tập – Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Hữu Thọ – Cánh Mạng Tháng Tám – Ông Ích Đường – Cầu Cẩm Lệ – Quốc lộ 1A – Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Hòa Hương.
Tuyến 06 : Đà Nẵng – Mỹ Sơn
Lộ trình: là Bến xe Trung tâm – Điện Biên Phủ – Lê Duẩn – Hoàng Hoa Thám – Lê Đình Lý – Hàm Nghi – Nguyễn Tri Phương – Trưng Nữ Vương – Duy Tân – Núi Thành – Cách Mạng Tháng 8 – Hòa Cầm – Quốc lộ 1A – Tỉnh lộ 610 – Mỹ Sơn
SÀI GÒN VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM TỚI HỘI AN – QUẢNG NAM
THE SINH TOURIST
- Lịch trình : Sài Gòn – Hội An
- Giờ xuất bến : Sài Gòn 7h15 – 20h00 Hội An 19h00
- Điện thoại : 08 38389593 – 0510 3863948
HẠNH CAFE
- Lịch trình : Sài Gòn – Hội An
- Giờ xuất bến : Sài Gòn 8h00-20h00-20h30-21h30 Hội An 18h30
- Điện thoại : 0905395368
THIÊN AN
- Lịch trình : Sài Gòn – Quảng Nam
- Giờ xuất bến : Đang cập nhật
- Điện thoại : 08 66516657 – 0938 208090
TRUNG YỂNG
- Lịch trình : Đại Lộc (Quảng Nam) – Sài Gòn
- Giờ xuất bến : Đang cập nhật
- Điện thoại : (0510) 3865319 – 0903 551545 – 0938 861647
TRẦN HÒA
- Lịch trình : Sài Gòn – Đại Lộc (Quảng Nam)
- Giờ xuất bến : Sài Gòn 10h30-13h30 Đại Lộc 10h30-13h
- Điện thoại : (0510) 3747777 – 0905 220487 – 0946 877787 – 0903 550487
Bằng phương tiện cá nhân
Đà Nẵng cách Quảng Nam không xa, vì thế bạn có thể chọn cách đến du lịch Đà Nẵng, sau đó thuê xe máy, phượt tham quan danh lam, thắng cảnh.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân (hay xe thuê) nên mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao tthông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng Google map để tiện di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Song nếu muốn tham gia các lễ hội của tỉnh như lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội Bà Chiêm Sơn, Carnival Hội An, lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được, lễ hội Nguyên Tiêu hay lễ hội Đêm rằm phố cổ… bạn cần xem kỹ thời gian diễn ra lễ hội trước khi lên lịch trình tham quan và thời gian xuất phát.
Lưu trú
Trừ giá thuê phòng ở các khách sạn tại trung tâm phố cổ Hội An có giá khá cao, các khách sạn, nhà nghỉ quy ở bên ngoài một chút có giá tương đối ổn. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như khách sạn công đoàn, nhà nghỉ tỉnh ủy, Bình Minh, Tam Kỳ, Hải Sơn…
(Mã vùng:84-510)
| |
Khu du lịch Nam Hải
Địa chỉ: Thôn 1, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn Điện thoại: 3940 000 Fax: 3940 999 |
Khu du lịch Palm Garden
Địa chỉ: Lạc Long Quân, biển Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3927 927 Fax: 3927 928 |
Swiss-BelHotel Golden Sand
Địa chỉ: Thanh Niên, bãi biển Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3927 555 Fax: 3927 560 |
Hoi An Beach Resort
Địa chỉ: 01 Cửa Đại, Tp. Hội An, Quảng Nam Điện thoại: 3927011 (4 lines) Fax: 3927019 |
Khách sạn Đông An
Địa chỉ: Đường Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3927 888 Fax: 3927 777 |
Khách sạn Hội An
Địa chỉ: 6 Trần Hưng Đạo, Tp. Hội An, Quảng Nam Điện thoại: 3861373 Fax: 3861636 |
Khách sạn Thái Bình Dương
Địa chỉ: 321 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 777 Fax: 3923 455 |
Khu du lịch Hoi An Trails
Địa chỉ: 276 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 999 Fax: 3923 888 |
Khu du lịch Life Heritage Resort Hội An
Địa chỉ: 1 Phạm Hồng Thái, Tp. Hội An Điện thoại: 3914 555 Fax: 3914 515 |
Khu du lịch Vĩnh Hưng
Địa chỉ: Khối 4, An Hội, Tp. Hội An Điện thoại: 3910 577 Fax: 3910 576 |
Khu du lịch Ven sông Hội An
Địa chỉ: 175 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3864 800 Fax: 3864 900 |
Victoria Hoi An Beach Resort & Spa
Địa chỉ: Cửa Đại, Tp Hội An, Quảng Nam Điện thoại: 3927040 Fax: 3927041 |
Khách sạn Đông Dương
Địa chỉ: 87 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 601 Fax: 3923 400 |
Khách sạn An Phú
Địa chỉ: 288 Nguyễn Duy Hiệu, Tp. Hội An Điện thoại: 3914 345/ 3914 347 Fax: 3914 054 |
Khách sạn Hoài Thành
Địa chỉ: 187 Lý Thường Kiệt, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 171/ 3917 369 Fax: 3861 135 |
Khách sạn Hoian Lotus
Địa chỉ: 330 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 357/ 3923 770 Fax: 3923 359 |
Khách sạn Lê Dung
Địa chỉ: 32 Trần Phú, Tp. Tam Kỳ Điện thoại: 3813 717 Fax: 3813 797 |
Khách sạn Phước An River
Địa chỉ: 242 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3924 111 Fax: 3924 245 |
Khách sạn Phú Thịnh II
Địa chỉ: 488 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 923 Fax: 3923 259 |
Khách sạn Thùy Dương 3
Địa chỉ: 94 Bà Triệu, Tp. Hội An Điện thoại: 3916 565 Fax: 3916 567 |
Khách sạn Vạn Lợi
Địa chỉ: Cẩm Nam, Tp. Hội An, Quảng Nam Điện thoại: 3936205/ 3936225 Fax: 3936207 |
Khu nghỉ mát Nhà Cổ
Địa chỉ: 377 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3923 377 Fax: 3923 477 |
Khách sạn Đồng Khánh
Địa chỉ: 42 (308 mới) Nguyễn Duy Hiệu, Tp. Hội An Điện thoại: 3914 400 Fax: 3861 732 |
Khách sạn Đồng Xanh
Địa chỉ: 423 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3863 484/ 3863 658 Fax: 3863 136 |
Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hội An
Địa chỉ: 80 Trần Hưng Đạo, Tp. Hội An Điện thoại: 3862 370/ 3916 346 Fax: 3861 899 |
Khách sạn Hải Yến
Địa chỉ: 22A Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 994/ 3862 445 Fax: 3862 443 |
Khách sạn Nhi Nhi
Địa chỉ: 60 Hùng Vương, Tp. Hội An Điện thoại: 3916 718 Fax: 3917 118 |
Khách sạn Đại Long
Địa chỉ: 680 Hai Bà Trưng, Tp. Hội An Điện thoại: 3916 232 Fax: 3916 800 |
Khách sạn Bình Minh
Địa chỉ: 12 Thái Phiên, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 943 Fax: 3916 010 |
Khách sạn Cát Biển
Địa chỉ: 15 Cửa Đại, Tp. Hội An Điện thoại: 3927 999 Fax: 3927 666 |
Khách sạn Hải Sơn
Địa chỉ: 345 Phan Chu Trinh, Tp. Tam Kỳ Điện thoại: 3859 464 Fax: 3851 464 |
Khách sạn Huy Hoàng 1
Địa chỉ: 73 Phan Bội Châu, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 453/ 3862 211 Fax: 3863 722 |
Khách sạn Huy Hoàng II
Địa chỉ: 87 Huỳnh Thúc Kháng, Tp. Hội An Điện thoại: 3916 234/ 3861 792 Fax: 3862 126 |
Khách sạn Phố Hội 1
Địa chỉ: 7/2 Trần Phú, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 633 Fax: 3862 626 |
Khách sạn Tam Kỳ
Địa chỉ: 495 Phan Chu Trinh, Tp. Tam Kỳ Điện thoại: 3859 423 Fax: 3859 275 |
Khách sạn Thanh Bình I
Địa chỉ: 1 Lê Lợi, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 740 Fax: 3864 192 |
Khách sạn Thanh Bình II
Địa chỉ: Nhị Trưng, Tp. Hội An Điện thoại: 3863 715 Fax: 3864 192 |
Khách sạn Thiện Trung
Địa chỉ: 129 Trần Hưng Đạo, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 769 Fax: 3863 799 |
Khách sạn Thuỳ Dương I
Địa chỉ: 11 Lê Lợi, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 574 Fax: 3861 330 |
Khách sạn Thuỳ Dương II
Địa chỉ: 68 Huỳnh Thúc Kháng, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 394 Fax: 3861 330 |
Khách sạn Vĩnh Hưng I
Địa chỉ: 143 Trần Phú, Tp. Hội An Điện thoại: 3861 621 Fax: 3861 893 |
Khu nghỉ mát Phố Hội
Địa chỉ: Xuyên Trung, Cẩm Nam, Tp. Hội An Điện thoại: 3862 628 Fax: 3862 626 |
Le Belhamy Hội An Resort & Spa
Địa chỉ: Thôn 1, Điện Dương, H. Điện Bàn Điện thoại: 3941888 Fax: 3940190 |
Ngoài ra, bạn có thể mang theo lều để cắm trại ở các bãi biển, các khu du lịch sinh thái.
Đặc sản ẩm thực
Các món ăn mà bạn nên thưởng thức ở Quảng Nam gồm mì Quảng Phú Chiêm (Điện Phương, Điện Bàn), Cao lầu (Hội An), Trà Lài Tam Kỳ, cơm gà Tam Kỳ, xí Mà (Hội An), bánh đậu xanh mặn (Hội An), bê thui Cầu Mống (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), chuối chát ngâm chua, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng Gia Cốc (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), khoai lang Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình), bánh đập, bánh in, rượu ba kích.
Cơm gà Hội An
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, mang đậm dấu ấn của Hội An
Cơm gà Hội An |
Địa điểm ăn cơm gà ngon ở Hội An
1. Cơm gà Bà Buội
Địa chỉ : 22 Phan Chu Trinh, Minh An, Tp Hội An
Quán chỉ bán từ 11h đến khoảng 19h là hết cơm, bạn nào muốn ăn thì nhớ đến sớm nhé
2. Cơm gà Hương
Địa chỉ : Kiệt (Hẻm, Ngõ) Sica, 48 Lê Lợi, Tp Hội An
3. Cơm gà Ty
Địa chỉ : 23 Phan Chu Trinh, Tp Hội An
Còn một quán cơm gà nữa là cơm gà Nga nhưng Cùng Phượt không recommend các bạn bởi nhận được nhiều ý kiến phản hồi về việc quán này chất lượng không tốt, giá cả lại cao, đã nhiều lần bị xử phạt. Các bạn chú ý nhé.
Cao lầu Hội An
Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
Địa điểm ăn Cao Lầu ngon ở Hội An
1. Cao lầu Bà Bé
Địa chỉ : Trong chợ tại đường Trần Phú, Tp Hội An
Quán chỉ bán từ 14h00 hàng ngày
Quán chỉ bán từ 14h00 hàng ngày
2. Cao lầu Trung Bắc
Địa chỉ : Địa chỉ : 87 Trần Phú, Tp Hội An
3. Thanh Cao lầu
Địa chỉ : 26 Thái Phiên, Tp Hội An
Bánh bao – Bánh vạc
Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Địa điểm ăn Bánh bao bánh vạc ngon ở Hội An
Quán Hoa Hồng Trắng
Địa chỉ : 533 Hai Bà Trưng (Nhị Trưng), Tp Hội An
Bánh đập – Hến xào
Bánh đập (hay còn gọi là bánh chập) là loại bánh dân dã mà người Quảng Nam nào cũng biết đến. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ. Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An
Bánh được tráng từ loại gạo dẻo thơm ngon, một phần làm bánh tráng nướng, một phần làm bánh tráng ướt. Với bánh tráng nướng, bánh được tráng cực kỳ mỏng, rồi mang đi phơi khô và nướng trên bếp than đỏ, sau đó bỏ vào bao cột kín để giữ được độ giòn lâu và dùng làm dự trữ. Bánh tráng ướt, chỉ khi nào ăn mới làm.
Bánh đập được tạo nên từ hai loại bánh này. Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng giòn, trên nửa lớp bánh ướt quệt lên nhân đậu xanh nhuyễn, phết dầu mỡ hành. Tùy theo sở thích, người ta có thể cho thêm mì lá (mì bánh đa sợi nhỏ) vào cùng với lớp bánh tráng ướt.
Tiếp đó dùng tay đập nhẹ nhẹ lên bánh để hai miếng bánh dính lại với nhau, phần bánh tráng nướng bị vỡ và phần bánh ướt sẽ kết dính các vụn bánh nướng lại, giúp cho miếng bánh tráng nướng không cứng cũng không bị mềm nhũn mà ươn ướt, dẻo dẻo. Sau đó gập đôi bánh lại là đã có một chiếc bánh đập. Bánh đập phải thật mỏng ăn mới ngon.
Ăn bánh đập cũng như ăn bánh xèo, phải có vừng, chấm nước mắm ớt và đồ ăn ghém chua. Nước chấm được pha từ mắm cái. Mắm pha với một chút đường, trái dứa bằm nhỏ, một chút hành phi dầu, nêm nhiều tỏi và ớt sừng xanh đặc hiệu của xứ Quảng, loại ớt này khi giằm vào mắm thì dậy mùi thơm đặc trưng. Như thế là đã có một chén nước chấm hoàn thiện. Chén nước chấm chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngon đến lạ.
Địa điểm ăn Bánh đập ngon ở Hội An
Quán Bà Già
Địa chỉ : Thôn 1, xã Cẩm Nam, Tp Hội An
Điện thoại : 0510 3864542
Hướng dẫn đi đường : Qua cầu Cẩm Nam đi thẳng, qua khúc cua đầu tiên k hoảng 200m sẽ nhìn thấy biển quán bên tay phải.
Chè Bắp
Hội An có nhiều nơi bán chè bắp nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là chè bắp Cẩm Nam. Nguyên liệu để nấu chè gồm có bắp (ngô), đường kính, bột năng. Bắp để nấu chè là loại bắp sữa (bắp non) được trồng trên những bãi bồi ven sông. Nhờ lượng phù sa bồi đắp hàng năm mà những bãi bồi này luôn màu mỡ, khiến trái bắp có những hương vị ngọt, thơm đặc trưng của phố Hội.
Bắp bẻ về được lột vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi dùng dao bào mỏng những hạt bắp, khi lưỡi dao chạm vào đến lõi thì dừng lại. Đem bắp xào rồi cho vào nồi nấu tới khi nào nước trong nồi sôi lên thì cho đường kính vào, để nhỏ lửa cho bắp ngấm đường. Lúc này cho thêm bột năng vào khuấy đều để tăng thêm độ sánh và hương vị cho món chè.
Địa điểm ăn chè bắp ngon ở Hội An
Quán Bà Già
Địa chỉ : Thôn 1, xã Cẩm Nam, Tp Hội An
Điện thoại : 0510 3864542
Hướng dẫn đi đường : Qua cầu Cẩm Nam đi thẳng, qua khúc cua đầu tiên k hoảng 200m sẽ nhìn thấy biển quán bên tay phải.
Mì Quảng
Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế tác từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng biệt. Ðúng như tên gọi, mì này nguyên có nguồn gốc xuất phát từ xứ Quảng Nam. Ðể làm mì, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xây thành nước bột mịn, vừa trùng (không đặc không lỏng) pha thêm ít phèn sa để cho sợi mì giòn, cứng rồi đem tráng thành lá mì. Khi chín vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ lớp dầu cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi. Nước nhưn (nhân) mì tiếng địa phương còn gọi là nước lèo – được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng nhưng phổ biến hơn cả là nhưn tôm, thịt hay thịt gà.
Muốn làm nhân tôm thịt người ta làm tôm sống, bỏ dầu, một số con đem giã dập, một số để nguyên con. Thịt ba chỉ xắt mỏng cho vào với tôm ớp gia vị rồi đa lên bếp tô cho thấm. Lại cho thêm mấy củ hành, đổ vào nồi nấu cà chua, thơm (dứa) để lấy vị thơm, ngọt cho nước lèo (nước nhưn). Ðối với nhưn thịt gà thì sau khi đã làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ trộn ớp với tiêu, hành, tỏi, đa lên bếp tô cho thấm, rồi nấu thêm với các loại cà chua, thơm hành đến khi chín thành nước lèo. Nước nhưn mì không cần nhiều màu mè, không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Cái ngọt này đặc biệt khác với vị ngọt của nước phở nấu bằng xương bò, nước lèo của bún hầm xương heo. Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng “tông”. Chỉ có rau ở vùng này mới thể hiện hết cái nhiều mùi vị hương thơm: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Địa điểm ăn Mì Quảng ngon ở Hội An
Quán Bà Minh
Địa chỉ : Khu Cẩm Hà, Tp Hội An
Gánh hàng rong của Chị Hà
Địa chỉ : Đường Thái Phiên, Tp Hội An
Bánh xèo Hội An
Bánh xèo là một món ăn dân dã đặc trưng của Việt Nam, tuy nhiên tùy ở mỗi vùng miền mà bánh xèo lại mang những hương vị khác nhau, theo những cách chế biến cũng khác nhau, để phù hợp với khâu vị của từng địa phương cũng như là tận dụng đươch các nguồn nguyên liệu đặc trưng của địa phương đó. Và đương nhiên Hội An, thành phố ẩm thực nổi tiếng về các loại bánh cung không ngoại lệ, bánh xèo cũng là một trong những món ăn vặt khá nổi tiếng ở vùng đất phố Hội này.
Ở phố cổ Hội An và mùa lạnh thì bánh xèo là loại bánh thịnh hành nhất. Vào những ngày này, trong quán bất cứ giờ nào cũng đều có khách đến ăn. Cũng có thể mua mưa ở đây là mùa có nhiều tôm nhất, mà nguyên liệu chính làm nhân bánh xèo chính lại chính là tôm. Những con tôm nước lợ (tôm đất) mập mạp, tươi rói, thịt ngọt là nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên vị ngọt của bánh xèo. Thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất là nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh này.
Sự cuốn hút của món ăn này là nhờ vào vị giòn tan của bột gạo, vị béo bùi của nước cốt dừa, mùi thơm của bột nghệ hòa lẫn các loại của rau thơm, bên cạnh đó chất đạm thường được sử dụng là thịt bò, tôm, mực. Bánh phải ăn nóng mới ngon, đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa, muỗng mà chỉ dùng tay. Cách thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn. Và nó đặc biệt hợp khẩu vị của mọi du khách trong những ngày đông giá rét.Thông thường khi ăn bánh xèo chúng ta dễ ngán bởi vị béo của bánh được chiên bằng dầu, mỡ và đạm ở tôm thịt mực… đi kèm trong bánh vì thế bạn có thể thưởng thức kèm các loại chè đặc sản rất ngon ở Hội An.
Địa điểm ăn Bánh Xèo ngon ở Hội An
Quán Giếng Bá Lễ (Ba Le Well)
Địa chỉ : 45/51 Trần Hưng Đạo, Tp Hội An
Bánh Mì
Bánh Mì, món ăn dẫn dã có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam này. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi, bánh mì ở đâu ngon nhất Việt Nam chưa ? Gõ từ khóa “best banh mi in Vietnam” (dùng từ khóa Tiếng Anh để nhận được những đánh giá khách quan từ các bạn Tây, những người không ăn bánh mì từ bé như chúng ta. Kết quả bạn nhận được là “Bánh mì Phượng ở Hội An”
Có điều cô Phượng chủ tiệm đã phục vụ món bánh mì “xuất sắc nhất” theo lời Caroline Mills, phóng viên của tạp chí du lịch online Travelfish, cho người Hội An, và có lẽ cho toàn thế giới, suốt hơn 20 năm qua.
Đều đặn mỗi ngày cô dậy sớm, chuẩn bị làm các thứ để nhồi vào bánh mì: đó là thịt heo xá xíu khi nhai như tan ra trong khẩu cái, patê và jambon ngon ở mức độ tuyệt hảo. Rồi một thứ nước xốt nhà làm bí ẩn khiến vị giác của bạn như reo lên trong niềm hân hoan!
Thật khó để diễn tả đến tận cùng sự khoái khẩu khi nhai từng miếng bánh mì của tiệm Phượng, điều mà Anthony Bourdain mô tả như là “bản hòa âm trong miếng bánh sandwich” (a symphony in a sandwich) nhưng đây không phải là sandwich mà là “loại bánh mì đã phổ thông khắp thế giới như tất cả chúng ta đã được biết” (Caroline Mills).
Tiệm bánh nhỏ của cô đã ra đời từ trước đổi mới ở Việt Nam, khi đất nước này lần đầu mở cửa đón du khách nước ngoài. Hội An khi đó vẫn chưa phục hồi do hậu quả chiến tranh để lại, đa số người dân phố cổ còn nghèo khổ và chẳng có mấy hàng quán, chỉ có những người bán rong các món ăn trên phố.
Khi đó Phượng tìm được một địa điểm trong khu chợ cổ để mở tiệm bán bánh mì. Mỗi ngày cô dậy lúc 3g sáng để chuẩn bị món thịt heo xá xíu và các phụ gia khác, sẵn sàng phục vụ cho những người khách đầu tiên đến mua; trong khi cô em gái của Phượng nướng bánh mì lại cho giòn và những mẻ bánh được nướng nóng, kẹp nhân thịt, patê, đồ chua… như vậy được bán suốt ngày. Chẳng mấy chốc, tiệm bánh mì Phượng trở thành một trong những điểm bán hàng ăn đông khách nhất của Hội An.
Các loại bánh mì được bán và thời điểm mở cửa tiệm vẫn là 3g sáng vẫn như thế sau bao năm tháng. Có chăng một chút thay đổi là bánh mì cung cấp cho tiệm của cô đến từ một lò bánh ở góc phố, và ngoài cô em gái còn có bốn thành viên khác trong gia đình phụ giúp Phượng theo ca, bởi tiệm Phượng bây giờ đã quá nổi tiếng, khách mua đông thế mà không ai phải chờ đợi lâu bởi có một dây chuyền cung cấp bánh mì hợp lý, chỉ sau vài giây là khách đã nhận được món ăn còn nóng hổi!
Địa điểm ăn Bánh mì ngon ở Hội An
Quán Phượng
Địa chỉ : Đường Hoàng Diệu, Tp Hội An
Bánh Bèo Hội An
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân ở các vùng nông thôn.
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon cho vào ngâm nước để gạo mềm rồi xay thành nước bột mịn. Bánh ngon hay dở phụ thuộc phần lớn vào khâu xay này. Nước bột không được đặc quá, vì đặc bánh sẽ cứng, ít dẽo. Nếu lõng quá, bánh sẽ nhão, không đứng tròng (chén bánh không trũng ở giữa). Nước bột này khi lấy tròng xong (kỹ thuật thử độ dẻo và mịn của bột) được cho vào chén rồi sắp lên vỉ tre đặt vào nồi để hấp. Bánh chín được vớt ra để chồng úp lên nhau cho nguội. Chén bánh khi chín trắng tinh, mềm mướt, giữa lại có một xoáy tròn thật là ngộ nghĩnh. Chén để làm bánh bèo là một loại chén bằng đất nung tráng men, nhỏ hơn chén ăn thông thường, mà tròn trịa dễ thương. Nhưn (nhân) bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương đó là tôm, thịt… tôm bỏ đầu, băm nhỏ, thịt xắt nhỏ hạt lựu, trộn vào với tôm ướp với gia vị, pha thêm chút bột điều (loại bột màu đỏ được chế từ một loại quả cây) cho tăng phần màu mè hấp dẫn, rồi đưa lên bếp xào chín, hòa thêm ít nước bột gạo đổ vào, sao cho nhưn chín có dạng sền sệt màu đỏ hồng, vị ngọt béo lẫn vị cay the và thơm là đạt yêu cầu. Nhưn nấu chín được đựng trong một chiếc nồi con, trên mặt có rãi một lớp tiêu lấm chấm đen và vài cộng hành xanh xanh xắt nhỏ.
Bánh bèo có mặt khắp Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu,Cẩm Nam… với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẽ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của ngưòi ăn mà có thể thêm tí nước mắn hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trắng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc. Lại thêm mùi thơm sực nức, đầy hấp dẫn khiến cho người ăn muốn một lần ăn hết mấy chục chén bánh bèo cho hả dạ. Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải dùng đũa, cũng không phải dùng muỗng mà dùng một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là “dao tre”. Lối ăn thế này cũng gợi bao sự hiếu kì cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo khác.
Hoành Thánh
Nhiều năm đi qua, hoành thánh Hội An vẫn không thôi hấp dẫn thực khách. Không chỉ khám phá hương vị lạ, với nhiều du khách hoành thánh đã trở thành một đặc sản không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực phố cổ.
Không chỉ thỏa mong ước ngắm phố rêu phong trong ánh đèn lồng lung linh, huyền ảo… nhiều du khách phương xa muốn về Hội An chỉ để được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng do chính bàn tay người phố Hội chế biến. Đó có thể là món ăn truyền thống của người Việt như mì Quảng, cơm gà… hay những món được tạo nên từ sự giao thoa nền văn hóa giữa các dân tộc đã để lại như cao lầu, xí mà, hoành thánh…
Nguyên liệu chính làm nên hoành thánh là bột mì, trứng gà và tôm. Từng công đoạn làm hoành thánh khá tỉ mỉ. Trước tiên, chọn loại bột mì thơm dẻo, trộn bột mì với trứng gà sau đó đánh đều hỗn hợp này nhiều lần cho thật nhuyễn, cán bột càng mỏng càng tốt. Cắt bột thành từng miếng nhỏ chừng 1 tấc vuông để làm vỏ bánh hoành thánh.
Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm đất còn tươi nguyên đã làm sạch sẽ. Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho vào cối giã nhỏ rồi quết lại cho thật nhuyễn. Nhẹ nhàng đặt phần vỏ bánh lên lòng bàn tay, cho nhân vào giữa, túm đều các mí bánh thật khít. Điểm đặc biệt là hoành thánh Hội An có nhiều loại: hoành thánh nước, hoành thánh chiên nhưng có thể nói mỗi loại có một vị riêng, đều được điều chế cầu kỳ.
Muốn ăn hoành thánh nước thì đem hoành thánh mới làm hấp cách thủy chừng dăm phút. Hoành thánh nước ngon hay không phần nhiều phụ thuộc vào nước nhưn. Đầu bếp có kinh nghiệm thường chọn xương heo ít mỡ nhiều nạc. Chặt xương thành từng miếng nhỏ, nấu rục. Khi xương đã chín mềm, vớt ra khỏi nồi. Khử cà chua, hành tây xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này vào nồi nhưn. Cho vào nồi một ít nấm rơm, bắp su, dứa nấu chín, nêm gia vị vừa ăn và hạ lửa.
Hoành thánh hấp được trụng lại vào nồi nước nhưn cho thật chín, sau đó đặt vào bát. Mỗi tô hoành thánh thường có 5-7 bánh. Ngoài ra có thể cho thêm một ít mì sợi được trụng với nước sôi vào bát hoành thánh. Thưởng thức hoành thánh nước trước hết phải bằng mắt. Ai lần đầu thưởng thức cũng không khỏi ngạc nhiên trước một bát hoành thánh khá đẹp mắt với màu xanh non của bắp su, màu vàng tươi của tôm và điểm xuyết là màu đo đỏ của cà chua. Cầm đũa gắp từng bánh hoành thánh, hương vị ngọt ngào, thanh nhẹ cứ đọng mãi trong miệng.
Khác với hoành thánh nước, hoành thánh chiên lại hấp dẫn với đĩa bánh chín vàng ươm, vuông vức. Thay vì hấp, người ta đem từng chiếc bánh mới làm cho vào chảo ngập dầu rồi chiên chín. Trong khi đợi bánh ráo dầu, xếp một lớp xà lách, cà chua xắt mỏng, rau thơm vào đĩa rồi đặt hoành thánh lên trên. Cuối cùng, chan nước xốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh.
Địa điểm ăn Hoành Thánh ngon ở Hội An
Quán Anh Dũng
Địa chỉ : 14 Bà Triệu, Tp Hội An
Quán Vạn Lộc
Địa chỉ : 27 Trần Phú, Tp Hội An
Bánh ướt cuốn thịt nướng
Dọc bờ sông Hoài có một vài gánh hàng bán bánh ướt cuốn thịt nướng. Những gánh hàng như thế này chỉ đơn giản là một quang gánh đầy ắp rau sống, thịt và bánh ướt, bánh cuốn. Chỉ như thế thôi mà đi từ xa, mùi của thịt nướng đã đánh thức khứu giác rồi! Các gánh hàng như thế này ở hai bên vỉa hè, nên khi đến ăn bạn phải chịu khó ngồi trên cái ghế bé tẹo. Nhưng có như vậy mới cảm giác trọn vẹn sự bình dân của món ăn này. Gặp những hôm nào trời lạnh, nếu đi hơi đông thì bạn phải chịu khó chờ mới có chỗ ngồi.
Thịt nướng bản to được ướp gia vị từ trước rồi được kẹp giữa một chiếc đũa. Khi mình đến, người ta sẽ lấy từng xiên thịt và nướng bằng bếp than. Ngồi chờ tầm 10 đến 15 phút là đã có khoảng 10 xiên cho bạn thưởng thức rồi.
Công việc bây giờ của bạn là cuốn một lớp bánh tráng mỏng kèm rau sống, dưa và chuối xanh được bày sẵn ở dĩa kèm miếng thịt nướng rồi thưởng thức cùng nước sốt sền sệt. Thịt nướng tại chỗ nên hơi nóng, nhưng khi cuốn kèm với các loại rau và dưa cùng một lớp bánh ướt ở ngoài thì hợp nhau đến kì lạ. Cái nóng và thơm của thịt nướng kết hợp với rau sống đảm bảo làm bạn muốn ăn cho đến khi no mới thôi. Bát nước sốt hơi ngọt và sánh, vị rất vừa miệng nên dù không cần món thịt nướng thì chỉ riêng bát nước sốt cũng đủ ghi điểm cho những ai sành ăn nhất rồi.
Mang gì khi tới Quảng Nam?
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn, váy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.
Các cung đường thường gặp:
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - Quảng Nam ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) - Huế
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại)
Đà Nẵng - Quảng Nam (Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại) - Quảng Ngãi (Sa Huỳnh - Lý Sơn)
Đà Nẵng - Quảng Nam ((Tam Kỳ - Hội An - Cửa Đại - Mỹ Sơn) - Huế
Đà Nẵng - Quảng Nam - Kon Tum