Chùa Bảo Lâm, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một trong những ngôi chùa cổ trên đất Nghệ An, tuy là ngôi làng bình dị với quy mô nhỏ, nhưng có thể nói chùa là một trong những di tích phản ánh rõ nét nhiều vấn đề của Phật giáo Nghệ An xưa và nay.
Theo các tài liệu lịch sử và người dân địa phương thì chùa có từ đời Lý; căn cứ vào những ghi chép trên các văn bia còn lưu giữ tại di tích Phật giáo này thì ngôi chùa được ông Phan Úc tu sửa vào thời Hậu Lê, sau lại được ông Phan Kim (Hiệu sinh thời Lê) tiếp tục tu sửa; như vậy thời gian tu sửa chùa Bảo Lâm có thể trước thời Hậu Lê. Sau lần tu sửa vào thời Hậu Lê, di tích này lần lượt được trùng tu toàn vào các thời điểm khác nhau, tiêu biểu như: niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 1 (1841), niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 5 (1844), năm 2001.
Chùa Bảo Lâm được xem là một trong những công trình kiến trúc cổ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị về lịch sử và văn hóa gắn với sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân xứ Nghệ. Hai tấm bia đá hiện đặt tại chùa được khắc bằng chữ hán hoàn toàn bằng đôi tay tài hoa của con người.
Bia thứ nhất nói về sự tu lý và cung phụng của họ Phan; Bia thứ 2 được dựng vào đời vua Thiệu Trị (1841), nói về việc sửa chữa nhà cùng trụ đè đá, hiện nay chùa vẫn lưu giữ tượng thờ và khí tự không chỉ của di tích mình mà còn nhiều di tích khác, ngay trên bàn thờ chính điện hiện có 3 bộ tam thế Phật, 2 tòa Cửu Long được làm bằng chất liệu gỗ quý hiếm.
Theo Sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu trụ trì tại chùa Bảo Lâm cho biết: nơi đây từng lưu giữ tượng thờ và đồ thờ của hơn 80 cơ sở thờ tự trong huyện Yên Thành, số lượng tượng thờ và đồ thờ rất lớn có khi lên đến hơn 100 pho và nhiều hiện vật khác như tượng Phỗng, chuông đồng, đồ thờ của các di tích tín ngưỡng truyền thống.
Bia thứ nhất nói về sự tu lý và cung phụng của họ Phan; Bia thứ 2 được dựng vào đời vua Thiệu Trị (1841), nói về việc sửa chữa nhà cùng trụ đè đá, hiện nay chùa vẫn lưu giữ tượng thờ và khí tự không chỉ của di tích mình mà còn nhiều di tích khác, ngay trên bàn thờ chính điện hiện có 3 bộ tam thế Phật, 2 tòa Cửu Long được làm bằng chất liệu gỗ quý hiếm.
Theo Sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu trụ trì tại chùa Bảo Lâm cho biết: nơi đây từng lưu giữ tượng thờ và đồ thờ của hơn 80 cơ sở thờ tự trong huyện Yên Thành, số lượng tượng thờ và đồ thờ rất lớn có khi lên đến hơn 100 pho và nhiều hiện vật khác như tượng Phỗng, chuông đồng, đồ thờ của các di tích tín ngưỡng truyền thống.
Chùa Bảo Lâm mang vẻ cổ kính, uy nghi, tĩnh lặng, hoa văn chạm trổ ở tiền sảnh, bao lam, nóc, mái chùa có màu sắc tươi sáng, tượng Phật Quan Âm được đặt ngay giữa chính sân, trong khuôn viên nhà chùa còn có đầm sen và hoa súng bốn mùa nở hoa khiến du khách đến viếng chùa cảm thấy tươi vui, nhẹ nhàng.
Khách đến viếng chùa ngoài giao tiếp với ni sự trụ trì thân thiện, còn thích thú xem những văn bia cổ tại Đền Cả, Đền Cả nằm trong quần thể của chùa Bảo Lâm, là nơi tưởng niệm, thờ phụng các vị Phúc thần có công bảo quốc hộ dân. Trong phong tràoVăn thân cần vương chống Pháp, chùa và đền là nơi ẩn náu của nghĩa quân cụ Nghè Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã.
Trong thời kỳ cách mạng 1930-1945 là nơi hội họp, hoạt động bí mật của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng lực lượng, tổ chức đấu tranh chống bọn thực dân phong kiến, dành độc lập cho dân tộc.
Trong thời kỳ cách mạng 1930-1945 là nơi hội họp, hoạt động bí mật của tổ chức cơ sở Đảng, xây dựng lực lượng, tổ chức đấu tranh chống bọn thực dân phong kiến, dành độc lập cho dân tộc.
Với truyền thống của địa phương, cứ 3 năm 1 lần, vào dịp đầu xuân, xã Hoa Thành tổ chức Lễ hội đền Cả nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ.
Ngày 18/7/2012, Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch đã ra Quyết định số 2629 và Quyết định 2630 QĐBVHTT-DL công nhận di tích Chùa bảo Lâm và Đền Cả là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Năm 2013 UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn chấp thuận và Ban BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã có quyết định bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Huệ Hiếu về trụ trì tại chùa, để cùng với nhân dân và phật tử thập phương chung tay góp sức xây dựng chùa Bảo Lâm trong quần thể di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia Đền cả.