Vùng đất Đà Nẵng xa xưa là đất của Chiêm Thành. Đời vua Trần Anh Tông, vua gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm
Chế Mân l vua Chiêm dâng hai châu: là châu Ô, châu Lí làm sính lễ … Sau đó đất này lại trở về Chiêm .
Tháng 6-1471, Vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm, lấy đất từ nam Hải Vân đến Thạch Bi Sơn lập ra đạo Thừa Tuyên Qung Nam (có nghĩa là: vùng đất rộng phía Nam)

Dọc theo chiều dài gần sáu trăm năm lịch sử, vùng đất bên bờ sông Hàn này đã có nhiều tên như : Hàn , Đồng Long , Hiện Cảng, Tourane, Thái Phiên, Đà Nẵng.
Vua Lê Thánh Tông có thơ tả về đất này như sau :
     ” Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt 
       Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạt thuyền"
Từ tháng 12-1946, Đà Nẵng gọi là Thái Phiên, còn tỉnh Quảng Nam thì mang tên Trần Cao Vân. Tế Hanh có thơ :
    ” Thành Thái Phiên tắm mình trong khói lửa
      Đất anh hùng lần nữa quyết hi sinh “
Đà Nẵng đã được đô thị hóa khá sớm, có lẽ chỉ sau Hội An. Từ thế kỉ 19, lịch sử đã đẩy Đà Nẵng vào cái thế  “làng – phố” , hậu quả của đô thị hóa được phân chia khá độc đáo :
   ” Đứng bên ni Hàn ngó qua bên tê Hà Thân, nước xanh như tàu lá
   Đứng bên tê Hà Thân ngó về Hàn, phố xá nghênh ngang! “
Sông Hàn phân chia làng và phố . Có một câu dân gian: “Con gái quận ba không bằng bà già quận nhất”, có lẽ đó là câu nói tự trào về cái cảnh “thua chị kém em” của dân hữu ngạn so với cư dân tả ngạn. Lối xưa, có việc qua sông, người bên hữu ngạn vẫn quen gọi là “đi Đà Nẵng”, dù họ đang trú ngụ ngay trên đất Đà Nẵng, nhưng phía bên làng, không có “phố xá nghênh ngang” , đông vui như Đà Nẵng :
    ''Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn
      Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa 
      Kho dầu Đồng Lợi, Ba Toa
      Trường Lăng máy gạo bước qua chợ Hàn"
Năm 1965, M đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ hỗn hợp quân sự lớn.  Đà Nẵng mở rộng, bên cạnh căn cứ quân sự là kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin, tín dụng ngân hàng …
Xưa, Đà Nẵng có hai ga, một ở trên đường Bạch Đng, bên sông Hàn, và một nằm ở trong thành phố .
- Có bảo tàng cổ vật Chàm, do Musée Parmentier sáng lập vào thời Pháp thuộc . 
- Có Nhà Thờ Chính Tòa Đà Nẵng, khởi công năm 1923, do linh mục Vallet vẽ phác thảo và chủ công xây dựng, còn gọi là nhà thờ Con Gà, bởi trên nóc nhà thờ cao 27m này có con gà màu xám làm bằng hợp kim, trơ gan cùng tuế nguyệt .
- Có chùa cổ Linh Ứng, có Vọng Hải Đài nơi thi sĩ Phạm Hầu đã làm bài thơ “Vọng Hải Đài” nổi tiếng:

 
     Chẳng biết xa lòng nhớ những ai
     Thềm hoa từng dội gót vân hài
     Hỡi ơi! Ngươi chỉ là du khách 
     Giây phút dừng chân Vọng Hải Đài 
     Cơn gió nào lên một buổi chiều
     Ai ngờ thổi tạt tấm tình kiêu 
     Tháng ngày đi rước tương tư lại
     Làm rã chân thành sắp sửa xiêu
      Trống trải trên đài du khách qua
      Mấy ngày vơ vẩn gió đêm là
      Và muôn đời hãy còn vương vấn 
      Một sắc không bờ trên biển xa 
      Lòng xiêu xiêu hồn nức hương mai
      Rạng đông về thức giấc hoa lài
      Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
      Chẳng biết xa lòng có những ai ?
   Trên mỏm núi Sơn Trà có hệ thống rada mắt thần , thiết kế theo hình tròn rất độc đáo. Những năm 60, có nhà hàng nổi trên sông Hàn, có dãy quán bán nước giải khát dọc bờ sông trên đường Bạch Đằng xưa, trên sông có những con tàu thủy lớn chạy qua dòng sông thơ mộng với những cô gái chèo đò trên sông.
   Bên sông Hàn có cầu Cảng, có nhà ga cảng dựng thời Pháp, đắp chữ nỗi “Bến Cá Bạch Đằng”, Nay nằm bên cạnh là Cầu Xoay Sông Hàn
   Biển Đà Nẵng đẹp, ngày xưa bị phong tỏa bằng dây thép gai …
Xưa làng Phong Lệ có lễ hội mục đồng, nay chắc làng không còn trẻ chăn trâu?. Làng biển Xuân Hòa, Mân Thái có lễ hội cầu ngư , nay hẳn còn, lễ lớn hơn xưa ?.
    Người Đà Nẵng có nụ cười và “tấm lòng Đà Nẵng”, với những cuộc nhậu tàn đêm. Nói nhậu thì vùng nào cũng có, nhưng không phải mọi cuộc “nâng lên để xuống” nào cũng giống nhau.  Đà Nẵng nhậu không khách sáo, hình như hơi thái quá, nhậu thâu đêm còn dùng dằng … không nở rời nhau.
    Đà Nẵng sẽ rất buồn nếu không có quán nhậu? Đó là ngày xưa . 
Nói là vậy, nhưng nhờ những chủ trương chính sách Đà Nẵng đã biến một thành phố thường thường bậc trung trở thành Thành Phố đáng sống nhất ở Việt Nam
Blog du lịch hồi tưởng lại Đà Nẵng xưa qua những bức ảnh được sưu tầm từ nguồn: Zing.vn của tác giả người Mỹ Steven Ferendo. Hân hạnh giới thiệu 
Vào năm 1970, Steve Ferendo, nhân viên công ty bảo trì thiết bị cơ giới hạng nặng số 156 của Mỹ đã chụp lại nhiều bức ảnh về sống động về Đà Nẵng.
 Đường phố Đà Nẵng năm 1970. Tháng 3/1965, các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng nơi đây thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. 
 Đường phố Đà Nẵng vào buổi trưa. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. 
 Một nhà hàng nổi ở bên bờ Sông Hàn. Dòng sông gắn liền với biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, cũng là chứng nhân của những đổi thay ở thành phố trẻ trung và đầy năng động, đang từng ngày phát triển. 
 Một quán nước bên bờ sông Hàn. Sông Hàn khiến bao du khách đến với thành phố này cứ ngỡ ngàng bước đi không đành, lòng thầm ước sẽ gặp lại.
 Làng quê Đà Nẵng năm 1970. Cũng như bao làng quê khác, Đà Nẵng trong chiến tranh vẫn giữ được nét đẹp của một miền quê yên ả với những cánh đồng lúa xanh bát ngát, những hàng tre rợp bóng trên đường làng, những nếp nhà cổ rêu phong xưa cũ… Ngoài ra, Đà Nẵng còn có hai làng cổ mà mãi đến ngày nay vẫn còn được giữ khá nguyên trạng. Những làng cổ này đến ngày nay vẫn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc xưa như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ.
 Cánh đồng mùa cấy ở huyện Hòa Vang năm xưa.  Còn gì tuyệt hơn khi ngồi thư thái dưới lũy tre làng, thoang thoảng đâu đó mùi hương lúa nếp hay nghe tiếng sóng vỗ nhè nhẹ nơi bến sông rồi đắm mình trong không gian đồng quê yên tĩnh, như một bức tranh với dòng sông, bến nước, và những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn.



 Một căn cứ quân sự của Mỹ tại  Đà Nẵng. Từ năm 1965, nơi đây đã trở thành địa bàn triển khai các cứ điểm quân sự mạnh của Mỹ ngụy trong kế hoạch xây dựng Đà Nẵng thành khu liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung. 
 Làng quê Đà Nẵng nhìn từ đỉnh núi Ngũ Hành Sơn. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
 Sân bay Đà Nẵng. Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975 sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mĩ và Không lực Việt Nam Cộng hòa.




 Học sinh tiểu học ở Đà Nẵng từ năm 1970.
 Một di tích trên Hải Vân Quan. Từ xưa, Hải Vân Quan vừa là trạm trung chuyển, điểm dừng chân, trên con đường thiên lý Bắc-Nam; vừa là cửa ngõ phía Nam của nước Đại Nam; hiện tại là cột mốc ranh giới tự nhiên phân định giữa Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. 

 Không chỉ thế, Hải Vân Quan còn nằm trên một địa thế khá lý tưởng, khí hậu mát mẻ quanh năm, là chốn "thiên cảnh bồng lai", một bên là núi với sương trắng bao phủ quanh năm, bên kia là biển nước sâu mênh mông hiền hòa trong ánh nắng vàng.
 Căn cứ quân sự của Mỹ tại Đà Nẵng.
Cảnh hoàng hôn ở Đà Nẵng năm 1970 dưới ống kính của người Mỹ. Từ xưa, Đà Nẵng được biết đến như một thành phố du lịch có những bờ biển dài tuyệt đẹp. Những bờ biển cũng là nơi khiến cho cảnh hoàng hôn trở nên hùng vĩ và mê hồn đến kinh ngạc. Và hoàng hôn tại Đà Nẵng cũng đã làm say mê biết bao con người. Hoàng hôn luôn là đề tài quyến rũ đối với các nhiếp ảnh gia. Đặc biệt ở các vùng biển, hoàng hôn càng có sức hút mê hồn. Trong thời gian tại Đà Nẵng, Steve đã ghi lại cảnh đẹp mê hồn này.



Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top