Nằm ở độ cao 3.045 m, Bạch Mộc Lương Tử không chỉ được biết đến là một trong năm đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ và hoang sơ.

BẠCH MỘC LƯƠNG TỬ – NƠI GẶP GỠ GIỮA TRỜI VÀ ĐẤT

Dãy Hoàng Liên Sơn, một trong những dãy núi hùng vĩ nhất của Việt Nam nổi tiếng với đỉnh Fansipan cao 3.143 m so với mực nước biển vốn là địa điểm chinh phục ưa thích của dân leo núi và đi bộ đường dài. Tuy nhiên ít người biết rằng Hoàng Liên Sơn cũng là nơi quy tụ của rất nhiều những đỉnh núi cao từ 2.800 m đến trên 3.000 m, nhiều đỉnh núi vẫn còn là điều bí ẩn chờ được khám phá.

Một trong số đó là Bạch Mộc Lương Tử, một đỉnh núi gần đây đã trở thành mục tiêu hàng đầu của dân du lịch ưa khám phá và chinh phục. Nằm ở độ cao 3.045 m, Bạch Mộc Lương Tử không chỉ được biết đến là một trong năm đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ và hoang sơ. Độ phức tạp và mạo hiểm trên hành trình chinh phục khiến Bạch Mộc không dành cho những du khách yếu tim và sợ độ cao, nhưng cũng chính điều này làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng của đỉnh núi có cái tên thơ mộng này. Điều thú vị của Bạch Mộc không nằm ở đích đến mà là trên cả hành trình, từ nét hoang sơ của rừng Hoàng Liên đến sự kỳ ảo nơi những ngọn núi hùng vĩ.
Lên đến một độ cao nhất định không khó để du khách lạc vào một biển mây bồng bềnh, nơi cảm xúc lắng đọng và thật khó diễn tả.
1. Hành trình chinh phục


2. Trải nghiệm bình minh trên Bạch Mộc Yên Tử

Ngọt ngào trong ánh bình minh
 3. Thành quả của hành trình khám phá Bạch Mộc Lương Tử





Phần thưởng cho thành quả chinh phục Bạch Mộc Lương Tử

Hoang sơ Hoàng Liên Sơn
Từ Bạch Mộc Lương Tử có thể nhìn rất rõ các khối núi trồi lên giữa biển mây trong đó có Fansipan (3.143 m), Pu Ta Leng (3.096 m), Tà Chì Nhù (2.985 m) – Những đỉnh núi huyền thoại.

Một loạt những đỉnh núi cao nhìn từ Bạch Mộc Lương Tử .
 Để lên đến đỉnh Bạch Mộc bạn phải trải qua một quãng đường dài xấp xỉ 30 km đường rừng núi, nhiều đoạn dốc đứng là thử thách không nhỏ cho những nhà leo núi nghiệp dư. Tuy nhiên phần thưởng cũng không hề nhỏ cho những nỗ lực và sự mạo hiểm này, bạn sẽ không khỏi đi hết từ cảm xúc ngỡ ngàng đến phấn khích tột độ bởi những khung nhìn rộng lớn và đầy sức huyền ảo. Thời điểm đẹp nhất để thưởng thức khung cảnh thiên nhiên kỳ thú này là lúc bình minh và hoàng hôn, khi mà mặt trời nhô lên giữa biển mây bồng bềnh và khi mặt trời lấp ló sau rặng núi tạo ra thứ ánh sáng kỳ ảo. Bạch Mộc Lương Tử quả xứng đáng mệnh danh là nơi gặp gỡ giữa trời và đất.







 Có hai cung đường để chinh phục Bạch Mộc Lương Tử: Một đường từ bản Dền Sung – xã Sin Súi Hồ – huyện Phong Thổ – tỉnh Lai Châu và một đường từ bản Kỳ Quan San – xã Sàng Ma Sáo – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai. Điều thú vị là hai cung đường với khung cảnh hoàn toàn khác nhau bởi hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn chịu ảnh hưởng của hai luồng khí hậu khác nhau. Bên Lai Châu chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từ Lào còn bên Lào Cai chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc từ Trung Quốc. Nếu bạn đi một đường và về một đường thì hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm hai khung cảnh rất khác nhau, với trời mây, gió, cây rừng và địa hình khác nhau… khiến chuyến đi thêm phần thú vị hơn.




Phần thưởng cho những du khách ưa mạo hiểm và thích khám phá.
Tận hưởng



Thông tin thêm:
– Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.045 m là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
– Có hai cách để bắt đầu chinh phục Bạch Mộc: Thứ nhất là cung đường: Hà Nội – Sa Pa (376 km) – Ô Quy Hồ (8 km) – Mường Hum (35 km) – Sàng Ma Sáo (6 km) và thứ 2 là: Hà Nội – TP. Lai Châu (450 km) – Dền Sung (40 km).
Lưu ý khi chinh phục Bạch Mộc Lương Tử:
– Lên lịch trình cụ thể và tính toán kỹ thời gian. Liên hệ trước với người dẫn đường, chỗ thuê xe máy và đặt trước vé xe khách, vé tàu cả hai chiều.
– Nên đi theo nhóm, tốt nhất là với bạn bè có cùng sức khỏe và cố gắng rèn luyện trước khi tham gia leo núi.
– Thời tiết trên núi rất rét, cần chuẩn bị nhiều quần áo, khăn, găng tay, tất, túi ngủ, miếng dán nhiệt và thảm cách nhiệt trải nền khi ngủ.
Theo Traveltimes.vn,Ảnh: sưu tầm

Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top