Ban quản lý di tích
tỉnh Hà Nam hiện đang lưu giữ cuốn Ngọc phả Bạch Hoa
công chúa chùa Trinh Sơn triều Trần, cuốn sách này do Tiến sĩ Lê Tung
soạn ngày 2 tháng 5 năm Hồng Đức thứ 21 (1490), được các nhà nghiên cứu văn hóa
tìm thấy ở chùa Trinh Tiết. Theo cuốn Ngọc phả, công chúa Bạch Hoa sinh năm
Nhâm Tuất (1382), là con gái của Chiêu Định Vương (tức vua Thuận Tông nhà Trần)
và thứ phi Diệu Hiền. Một
lần, thầy tướng Tựu Hòa là bạn của Chiêu Định Vương đến chơi, nói rằng hậu vận
của Vương sẽ gặp họa, khuyên Vương nên thay tên đổi họ, rời bỏ triều đình để đi
buôn, còn cô gái Bạch Hoa thì nên cho vào chùa nhờ Phật độ mới yên thân được.
Chiêu Định Vương không cho là phải, nhưng vẫn đưa 10 lạng vàng biếu tặng. Tựu
Hòa không nhận, nói: Tôi đã đủ ăn mặc, không cần vàng bạc, chỉ tiếc lời khuyên
Vương chẳng khác gì nước đổ lá khoai. Rồi từ đó Tựu Hòa không qua lại thăm Chiêu
Định Vương nữa
Công chúa Bạch Hoa rất hiếu học, thông làu
các sách kim cổ. Khi Chiêu Định Vương lên ngôi vua năm 1388, Bạch Hoa tuy còn
nhỏ nhưng đã từng khuyên cha nhiều việc: giảm nhẹ thuế nông tang, khuyến dân
cày cấy, đặt các trạm tuần kiểm thu thuế buôn bán, kén người hiền tài giúp
nước. Năm 1397, quyền thần Hồ Quý Ly thâu tóm quyền binh trong triều ngoài lộ,
ép vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Tháng 3
năm Mậu Dần (1398), Hồ Quý Ly bắt Vương đang ở ngôi vua đi tu tại cung Bảo Thanh,
nhường lại ngai vàng cho con là Trần Án khi ấy mới 3 tuổi. Không lâu sau đó, Hồ
Quý Ly cướp ngôi vua, rồi truy sát những người trong tông tộc họ Trần.
Tòa chính tẩm chùa Trinh Tiết |
Bấy giờ công chúa Bạch Hoa 16
tuổi, vô cùng xinh đẹp. Sợ rằng tính mệnh của nàng sẽ bị họ Hồ làm hại, Tựu Hòa
đã sai Bằng Cử là một người nhân từ và trung thực, bí mật đưa Bạch Hoa lên
thuyền chạy về Kẽm Trống. Bằng Cử hộ tống công chúa tới ngọn Bổ Đà nằm kề bên
sông Đáy, để nàng ẩn tích trên một am chùa nhỏ thờ Phật, và đưa cho nàng một ít
bạc vụn phòng khi cần dùng đến. Am chùa nhỏ này có tên là Diên Bình tự, đã bỏ
hoang nhiều năm ngói xô rêu phủ, quanh năm chẳng có ai ghé qua. Bằng Cử để lại
một chiếc thuyền con cho công chúa có phương tiện sang sông, tiện hỏi công chúa
pháp danh là gì? Bạch Hoa đáp: Thu Thu. Bằng Cử dặn dò công chúa phải mai danh
ẩn tích thật kín để không bị triều đình nhà Hồ tìm thấy và sát hại.
Tương truyền, công chúa Bạch Hoa ở trên núi Bổ Đà, ăn cơm gạo đỏ, uống nước hạt bách hoa cúc. Đêm ngày, công chúa tụng kinh niệm Phật cầu cho mọi người chung sống yên vui trong cảnh thanh bình, gió thuận mưa hòa, mùa màng tươi tốt. Năm sau (1399), công chúa nhận một cô gái 6 tuổi, người Sơn Trà bên kia sông Đáy, tên là Nguyễn Thị Giáp làm đệ tử, đặt pháp danh là Tuệ Hoa. Công chúa Bạch Hoa thường xuyên chèo thuyền sang thăm bên hữu sông Đáy, vào rừng leo núi hái lá cây làm thuốc, chữa bệnh cho người nghèo khó, nên dần dần nhiều người qua lại thăm, về sau được dân cư sở tại thương mến. Ở núi Bổ Đà những lúc rỗi rãi, công chúa Bạch Hoa thường đến một ngọn núi không tên gần đó, ngắm nhìn phong cảnh trời nước mênh mang của Kẽm Trống, làm thơ vịnh cảnh. Đệ tử Tuệ Hoa hỏi thì công chúa nói: Ta ra đây nghỉ ngơi, viết tập “Cô ai trường hận”. Tuy công chúa chưa từng đọc “Cô ai trường hận” cho bất kỳ ai nghe, nhưng từ đó về sau, dân chúng gọi ngọn núi không tên này là núi Cô Ai.
Tương truyền, công chúa Bạch Hoa ở trên núi Bổ Đà, ăn cơm gạo đỏ, uống nước hạt bách hoa cúc. Đêm ngày, công chúa tụng kinh niệm Phật cầu cho mọi người chung sống yên vui trong cảnh thanh bình, gió thuận mưa hòa, mùa màng tươi tốt. Năm sau (1399), công chúa nhận một cô gái 6 tuổi, người Sơn Trà bên kia sông Đáy, tên là Nguyễn Thị Giáp làm đệ tử, đặt pháp danh là Tuệ Hoa. Công chúa Bạch Hoa thường xuyên chèo thuyền sang thăm bên hữu sông Đáy, vào rừng leo núi hái lá cây làm thuốc, chữa bệnh cho người nghèo khó, nên dần dần nhiều người qua lại thăm, về sau được dân cư sở tại thương mến. Ở núi Bổ Đà những lúc rỗi rãi, công chúa Bạch Hoa thường đến một ngọn núi không tên gần đó, ngắm nhìn phong cảnh trời nước mênh mang của Kẽm Trống, làm thơ vịnh cảnh. Đệ tử Tuệ Hoa hỏi thì công chúa nói: Ta ra đây nghỉ ngơi, viết tập “Cô ai trường hận”. Tuy công chúa chưa từng đọc “Cô ai trường hận” cho bất kỳ ai nghe, nhưng từ đó về sau, dân chúng gọi ngọn núi không tên này là núi Cô Ai.
Cổng chùa Trinh Tiết dưới chân núi Trinh Sơn |
Một tối năm Giáp Tuất
(1454) niên hiệu Diên Ninh thời nhà Lê, sư nữ Thu Thu lên chùa khua mõ tụng
kinh xong thì gục xuống không dậy nữa, hôm đó là mùng 6 tháng 8. Đồ đệ Tuệ Hoa
an táng theo di chúc của sư tại một chỗ đất bằng trên núi Cô Ai. Cùng năm đó, nhân
dân sở tại gom tiền tạc tượng Thu Thu bằng đá, đặt thờ ở án hương, bên dưới
tượng Phật. Sau khi tổ Thu Thu mất, dân chúng quanh vùng đổi tên núi Bổ Đà
thành Trinh Sơn, và đặt tên cho ngôi chùa là Trinh Tiết, dân Thanh Liêm hay dân
tứ xứ thường qua lại lễ bái cầu phúc. Những ngày kỵ Tổ, dân sở tại thường dâng
cơm gạo đỏ và xôi gấc muối vừng để làm giỗ.
Theo cuốn Ngọc phả, chúng
tôi tìm về chùa Trinh Tiết. Từ thành phố Phủ Lý xuôi hướng Nam đi theo quốc lộ
1, khoảng 15km thấy bên đường có biển chỉ dẫn: Di tích chùa Trinh Tiết-Kẽm
Trống. Rẽ phía phải chừng 0,5km, cả một vùng sông nước mênh mang, sơn thủy hữu
tình bày ra trước mắt. Thuở xưa, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương khi đi qua chốn
này đã cảm tác bài thơ Kẽm Trống bất hủ.
Ngày nay, danh thắng quốc gia Kẽm Trống thuộc địa phận xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sông Đáy khi chảy qua vùng này bỗng trong xanh lạ lùng, được những dãy núi kề sát hai bên tạo nên phong cảnh hữu tình, làm nao lòng các tao nhân mặc khách. Toàn cảnh danh thắng, phía tả sông có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết; phía bên hữu sông có núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia. Nhưng tiếc thay, giờ đây hầu hết các núi nằm trong quần thể danh thắng đều bị thay đổi cảnh quan và biến dạng nghiêm trọng, hậu quả của việc khai thác đá. Núi Rùa thì đầu rùa đã bị cụt mất, dọc triền núi vẫn còn vết tích của những cuộc nổ mìn phá đá. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm vào cửa hang Luồn phía hướng ra sông Đáy thì cửa hang đã bị bịt. Suốt theo chiều dài hơn ba trăm mét của dãy núi Bạt Gia (dân trong vùng còn gọi là núi Kẽm Trống) lởm chởm, lô nhô những sườn núi bị đánh mìn tơi tả.
Ngày nay, danh thắng quốc gia Kẽm Trống thuộc địa phận xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sông Đáy khi chảy qua vùng này bỗng trong xanh lạ lùng, được những dãy núi kề sát hai bên tạo nên phong cảnh hữu tình, làm nao lòng các tao nhân mặc khách. Toàn cảnh danh thắng, phía tả sông có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết; phía bên hữu sông có núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia. Nhưng tiếc thay, giờ đây hầu hết các núi nằm trong quần thể danh thắng đều bị thay đổi cảnh quan và biến dạng nghiêm trọng, hậu quả của việc khai thác đá. Núi Rùa thì đầu rùa đã bị cụt mất, dọc triền núi vẫn còn vết tích của những cuộc nổ mìn phá đá. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm vào cửa hang Luồn phía hướng ra sông Đáy thì cửa hang đã bị bịt. Suốt theo chiều dài hơn ba trăm mét của dãy núi Bạt Gia (dân trong vùng còn gọi là núi Kẽm Trống) lởm chởm, lô nhô những sườn núi bị đánh mìn tơi tả.
Voi đá trước chùa Trinh Tiết |
May mắn thay, có hai ngọn
núi do đứng tách khỏi khu vực trung tâm Kẽm Trống nên vẫn còn tương đối nguyên
vẹn, cây cối phủ um tùm một màu xanh mướt. Người dân nơi đây cho biết hai ngọn
này chính là núi Trinh Sơn và núi Cô Ai. Hai ngọn núi này nằm biệt lập với khu
dân cư, nên quang cảnh rất hoang vắng. Mặc dù chân núi Trinh Sơn có cổng chùa,
nhưng khi leo lên núi chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì cảnh quan rất u tịch. Trên
đường lên, có nhiều miếu nhỏ. Khi lên tới nơi, gọi là chùa nhưng kỳ thực chỉ là
ngôi am nhỏ vắng lặng, tọa lạc trên một mặt bằng khá phẳng chỉ rộng chừng 15m2.
Chùa thấp nhỏ mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, hoành tròn, mái lợp ngói
nam, kết cấu kiểu chữ Đinh. Vì chùa không có sư, cũng không có người trông coi,
nên cửa đóng chặt. Nhìn qua khe chấn song cửa, thấy rõ giữa chùa có tòa chính
tẩm tuy rất nhỏ nhưng bài trí 5 lớp tượng. Dưới cùng là tòa Cửu long, lớp thứ 2
là pho tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, lớp thứ 3 là pho tượng nữ giới tạc
theo kiểu Phật A Di Đà, lớp thứ 4 là ba pho Tam thế, trên cùng là tượng Phật.
Ban đầu, chúng tôi tưởng pho tượng bài trí ở lớp thứ 3 là Phật A Di Đà, nhưng
khi xuống núi, được người dân sở tại cho biết đó chính là tượng Bạch Hoa công
chúa (tức tổ Thu Thu), có niên đại thời Lê sơ, thế kỷ XV. Tượng Bạch Hoa công
chúa được tạc bằng đá, theo kiểu Phật A Di Đà trong tư thế ngồi thiền như người
thật, cao 1,2m, tay trái để ngửa, tay phải úp lên đầu gối.
Kề bên phải chùa có ngôi miếu nhỏ, trong đặt pho tượng Sơn thần. Ngay sát phía dưới lối lên chùa, có tảng đá hình con voi quỳ giống y như thật, nhưng lại không có vẻ là do tạc đẽo tạo hình. Trên đường lên núi, có miếu nhỏ, trong đặt pho tượng tổ sư Thu Thu tạc từ đá Bạch Ngọc, mới được dân trong vùng đưa lên. Ngày nay, cả hai huyện Thanh Liêm và Gia Viễn, có 9 nơi thờ Bạch Hoa công chúa, nhưng ngày giỗ tổ Thu Thu, dân những nơi này đều tụ về chùa Trinh Tiết để tưởng niệm ngài.
Kề bên phải chùa có ngôi miếu nhỏ, trong đặt pho tượng Sơn thần. Ngay sát phía dưới lối lên chùa, có tảng đá hình con voi quỳ giống y như thật, nhưng lại không có vẻ là do tạc đẽo tạo hình. Trên đường lên núi, có miếu nhỏ, trong đặt pho tượng tổ sư Thu Thu tạc từ đá Bạch Ngọc, mới được dân trong vùng đưa lên. Ngày nay, cả hai huyện Thanh Liêm và Gia Viễn, có 9 nơi thờ Bạch Hoa công chúa, nhưng ngày giỗ tổ Thu Thu, dân những nơi này đều tụ về chùa Trinh Tiết để tưởng niệm ngài.