Cùng với lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của ngư dân Cá Voi được tôn làm Ông Nam Hải hay Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão, sóng to gió lớn, Ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhận chìm. Khi Ông lụy (chết), làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh, như câu hát Bã Trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Dinh Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và bến cá trước đây mang tên Ngư Ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa Ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương: niềm tôn kính của ngư dân cũng như niềm tin vào sự phù trợ của ông Nam Hải. Lịch sử hình thành Vạn Thủy Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên một vùng biển “trên bến dưới thuyền” với ngành nghề truyền đánh bắt hải sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Dinh được thiết kế từ năm Nhâm Ngọ (1762) với Chính Điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm Chính Điện đặt khám thờ Thần Nam Hải. Bên tả khám thờ Ông Thủy (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ Bà Thủy. Phía sau Chánh điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền – những người có công khai phá dựng Làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca, nơi để hát bội và diễn Bã Trạo trong những kỳ tế lễ. Trong năm Vạn có năm kỳ Lệ cúng: Lệ Tế Xuân (20.02 ÂL) Lệ Hạ Nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20.04.ÂL), Lệ Tế Thu (còn gọi là Lệ cúng của các chèo dọc 20.07 ÂL) và Lệ Mãn Mùa (25.08 ÂL). Ở mỗi Lệ cúng, bà con tổ chức lễ với những nghi thức cúng tế trang trọng và hội với hát bội, diễn bã trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
Việc thờ tự, cúng tế, Lễ hội ở Vạn hướng con người về với cội nguồn, với Tổ quốc, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Gian thờ trong dinh
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thủy Tú sử dụng lối kiến trúc “Tứ Trụ”. Toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ đỉnh các tứ trụ; hệ thống kết cấu gỗ đều được chọn các loại gỗ quý, các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục ngôi Vạn thờ Hải Thần dọc bờ biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thủy Tú có kiến trúc cổ còn giữ nguyên trạng.Trong Dinh còn lưu giữ 24 sắc phong của các vua Triều Nguyễn; lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám tờ, tượng thờ, hoành phi, câu đối trên văn chuông Đại Hồng Chung…
Đến tham quan Dinh Vạn Thủy Tú, qua cổng tam quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày cốt Ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông lụy làng Vạn phải tổ chức đưa Ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ thỉnh linh hồn Ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thủy Tú có một khu đất rộng để mai táng Ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.Sau 3 năm mãn tang, thỉnh cốt Ông nhập tẩm trong Dinh Vạn. Qua 200 năm, Vạn Thủy Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt Ông được lưu thờ, trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặc biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn có một Ông lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh (lúc này biển chỉ còn cách Dinh không đầy 50 mét). Ngư dân trong bổn Vạn huy động thêm ngư dân các làng Vạn khác cùng nhau đưa Ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú. Vì Ông lớn quá (dài hơn 20m, nặng hàng chục tấn) nên mãi hai ngày sau mới đưa vào mai táng được.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn có một Ông lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh (lúc này biển chỉ còn cách Dinh không đầy 50 mét). Ngư dân trong bổn Vạn huy động thêm ngư dân các làng Vạn khác cùng nhau đưa Ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú. Vì Ông lớn quá (dài hơn 20m, nặng hàng chục tấn) nên mãi hai ngày sau mới đưa vào mai táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách thăm quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hóa - khoa học, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng Nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt Ông lớn nhất nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo thuận lợi cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.Được sự trợ giúp của Phòng Bảo tồn - Viện Hải Dương học Nha Trang, công trình đã được khánh thành vào đúng dịp Lễ hội Cầu Ngư đầu mùa ngày 20.04 năm Quý Mùi (2003). Qua lưu thờ, bảo quản của nhân dân, bộ cốt Ông hầu như còn nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt Ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á.
Nguồn: Mytour.vn