Chúng tôi may mắn được đi lại nhiều lần bằng cả thuyền trên sông Lô lẫn xe máy men theo con đường dọc khúc sông này, từ mạn Việt Trì lên đến TP Tuyên Quang, theo dòng Lô - Gâm tới vùng Chiêm Hóa, Na Hang.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vùng đất Sơn Dương có đến 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh, các dân tộc Tày, Nùng ở đây cũng chiếm số đông so với các dân tộc còn lại. Theo các cụ cao niên ở mạn đôi bờ sông Lô, trước đây nhiều thiếu nữ Tày và Nùng biết chơi đàn tính (hay còn gọi là tính tẩu).
Câu hò, tiếng đàn, khúc hát của các thiếu nữ Tày, Nùng đã theo những chuyến đò chở khách qua sông Lô. Giờ đây những cô gái trẻ không còn hứng thú với loại nhạc cụ dân tộc này nữa. Cả huyện Sơn Dương may ra còn đôi ba nghệ nhân và một vài cô gái giữ được đam mê loại nhạc cụ này.
Dulichgo
Để nghe tiếng hò qua sông, làn điệu dân ca và âm thanh của đàn tính, có lẽ chúng ta phải đi đúng lễ hội mùa xuân diễn ra trên bến nước Bình Ca, một địa danh gắn liền với sự kiện trung đoàn thủ đô đánh tan đội quân thực dân Pháp định đổ bộ trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
Bến nước Bình Ca hôm nay đã đổi thay nhiều, những chuyến phà máy chạy bình bịch thay cho đò tay chở khách sang sông.
Tương lai không xa, cầu Bình Ca (đã khởi công từ tháng 10-2015) sẽ được khánh thành để nối đôi bờ Lô giang. Tuy nhiên hiện nay, ngay bãi đá sát mép nước sông vẫn còn bóng dáng những chiếc đò bằng tre, nứa được nhiều hộ dân giữ lại. Dù không còn chở khách qua sông nhưng những con đò này vẫn là phương tiện chính để nhiều ngư dân kiếm con tôm, con cá.
Cụ ông Trần Văn Rào - người có mấy chục năm trông coi đình Hồng Thái, cũng là nơi có cây đa thuộc vào loại lâu năm nhất hiện nay ở Tân Trào - cho biết cây đa ở đây không chỉ gắn liền với chiến khu, với lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại của dân làng.
Dulichgo
Theo ông Rào, sau khi thống nhất đất nước, chính quyền và cơ quan chức năng đã cho nhân giống, trồng mới nhiều cây đa bên cạnh việc bảo tồn những cây đã vào tốp cổ thụ, đại cổ thụ.
Du lịch, GO!