Từ Châu Đốc vào ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tê, du khách sẽ thấy một ngôi chùa sừng sững dưới chân núi Sam, đó là chùa Tây An. Chùa mang dáng dấp kiến trúc của những ngôi chùa Ẩn Độ, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy…

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHÙA

Tây An cổ tự do tổng đốc Nguyễn Nhật An, một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) xây dựng. Theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên, ông khấn, nếu đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng lứa, ông thinh vị Hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì.
Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì. Ông là một chí sĩ yêu nước, tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão 1807 và viên tịch năm 1856 tại làng Tòng Son, Sa Đéc, Mặc dù mất sớm, nhưng ông đã làm được rất nhiều việc như thành lập nhiều trại ruộng quanh vùng Bảy Núi để khấn hoang, sản xuất và trở thành càn có chống Pháp… Ông có nhiều đệ tử nổi tiêng như quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử cùa ông đã khởi nghĩa chống Pháp ở Láng Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ và nhiều đệ tử khác như Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyển, Đạo Ngoạn… ngoài việc tu hành, ông có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả, nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn Hòa thượng vói danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này được nhân dân gọi đến ngày nay.
Việc trùng tên chùa
Thời gian Đoàn Minh Huyên đến tu ở chùa Tây An, nhưng lòng ông vẫn luyến nhớ trại ruộng đơn sơ ở cốc ông Đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng. Đấy là nơi khi xưa ông phát phù trị bệnh cho hằng ngàn bệnh nhân bị nạn dịch tả bạo hành, nên vẫn thường lui tới viếng thăm.
Đến khi người dân tự nguyện xây dựng một nơi thờ phương Tam Bảo ở chốn này, ông Đoàn Minh Huyên đặt tên cho ngôi chùa ấy là Tây An cổ tự (xưa thuộc xã Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Và sau này ngôi chùa Tây An ở núi Sam đã có trên 150 tuổi, tấm biển tên chùa “Tây An tự” ở cổng được chỉnh sửa lại là “Tây An cổ tự”, nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.

KIẾN TRÚC CHÙA TÂY AN

Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Chùa có kiến trúc với ba ngôi lầu nóc theo kiểu Ấn Độ màu sắc sặc sỡ nhưng rất hài hòa. Chánh điện là ngôi chùa chính cao 18m, hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Chánh điện thờ Phật theo dòng Thiền Lâm Tế, ngoài thờ tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn có các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí và các vị Bồ Tát. Hai bên và phía trước là các vị La Hán, Bát Bộ, Kim Cang, Tam Hoàng Ngũ Đế…
Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 cửa hai bên có hai biển đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Đi qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm ta bắt gặp ngay tượng mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính. Đông Lang là chùa Địa Tạng thờ Vương Bồ Tát theo kinh Địa Tạng, Tây Lang là nhà khối rộng đặt tượng Quan Âm.
Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tình thành, phía sau dựa theo vòm núi, tiếng người lặng ngắt, cổ thụ âm u, cũng một thắng cảnh thiền lâm vậy”.
Năm 1962, Hòa thượng Nhất Thừa tiến hành trùng tu Chính điện và Hậu tổ chùa Tây An. Hòa thượng Bửu Thọ đứng ra vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng ba ngôi lầu cổ với lối kiến trúc Ấn Độ và Hồi giáo kết hợp với kiến trúc của dân tộc.
Phật tử gần xa hay khách thập phương đến cúng viếng chùa Tây An đều được chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của một ngôi chùa hàng trăm năm tuổi. Người xem sẽ bị choáng ngợp bởi những hoa văn, chi tiết và đường nét cùa nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hợp lí đã mang lại cho nơi đây những chấm phá mới lạ.
Theo truyền thống yêu nước của Phật thầy chùa Tây An, các trụ trì đời sau đã nuôi chứa, giúp đỡ nhiều cán bộ cách mạng họạt động trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hòa thượng Thích Bửu Thọ đã được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Chùa Tây An là một trong những ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, được coi là danh lam bậc nhất ở An Giang và Nam Bộ. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Vào ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy và tháng mười âm lịch và nhất là những ngày vía Bà, nhân dân trên khắp cả nước đến đây tham quan, cúng lễ lên đến cả vạn người.

Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top