Nằm phía Tây Nam Tổ Quốc, An Giang là một vùng đất được thiên nhiên ban cho nhiều sản vật và khung cảnh hữu tình khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng khi đến thăm.
An Giang được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu hiền hòa và nhiều sản vật nổi tiếng gần xa. Du khách một lần đến thăm sẽ không khỏi bất ngờ và yêu mến vẻ đẹp của vùng đất phía nam Tổ Quốc này. Những lễ hội đặc sắc hằng năm được tổ chức như lễ hội “Vía bà chúa Xứ”, lễ hội đua bò Bảy Núi hay các lễ hội đặc sắc của người Khmer, người Chăm cùng sinh sống tại vùng đất này.

Vùng đất quê hương Bảy Núi (Thất Sơn) là nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng làm từ cây thốt nốt như: chè thốt nốt, nước thốt nốt hay cả bánh bò cũng có thể làm từ thốt nốt… những món ngon nức tiếng du khách gần xa. Rong ruổi trên những con đường vắng uốn lượn quanh triền núi, bất chợt bạn sẽ cảm giác được sự thanh bình và nếp sống chạm rãi của làng quê nơi này.
Như bao miền đất khác của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có thế mạnh về trồng lúa và các cây lương thực. Sự phì nhiêu màu mỡ của đất đai đem đến những mùa vụ bội thu. Những lễ hội đầy màu sắc với những âm thanh vui tươi có thể khiến bất kì ai hòa mình vào không khí rộn ràng của những lễ hội mà người dân Khmer tổ chức quanh năm. 
Cánh đồng lúa chín vàng bên đầm sen hồng rực rỡ.
Cánh đồng lúa chín vàng bên đầm sen hồng rực rỡ.
Một hình ảnh lễ hội đầy màu sắc của người dân ở chùa Xà Tón, thị trấn Tri Tôn.
Một hình ảnh lễ hội đầy màu sắc của người dân ở chùa Xà Tón, thị trấn Tri Tôn.
Theo lời của những người làm công tác bảo vệ rừng tràm Trà Sư thì nơi đây khi xưa là một vùng đất hoang ngập nước đầy lau sậy. Sau đó được khai phát và phát quang, cây tràm được gieo trồng xuống biến nơi đây thành một vùng sinh thái đa dạng và đẹp ngỡ ngàng như hiện nay.
Trà Sư là một vùng đất được khá nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch bụi chọn đến trong hành trình.
Trà Sư là một vùng đất được khá nhiều bạn trẻ yêu thích du lịch bụi chọn đến trong hành trình.
Búng Bình Thiên nắm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Là một hồ nước lớn được thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Không chỉ là bầu nước ngọt cho đồng bao sinh sống quanh hồ mà cảnh vật Búng Bình Thiên đủ làm say lòng bất cứ du khách nào ghé ngang.
Cậu bé tắm mát cho chú bò yêu dấu của mình.
Cậu bé tắm mát cho chú bò yêu dấu của mình.
Núi Cấm là một trong bảy ngọn núi ở đất Thất Sơn rất thiêng liêng. Trên đỉnh ngọn núi có rất nhiều truyền thuyết kì lạ bao quanh sự huyền bí của nó. Nơi này cũng là nơi phải đặt chân đến của rất nhiều du khách tìm đến trong chuyến hành trình của mình. Văn hóa tâm linh là một nét cuốn hút của ngon núi này đối với du khách.
Tượng lớn Đức Phật cười đặt trên núi là tượng phật cười lớn nhất châu Á được công nhận
Tượng lớn Đức Phật cười đặt trên núi là tượng phật cười lớn nhất châu Á được công nhận
Châu Đốc có một kênh đào nổi tiếng chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia từ thành phố Châu Đốc xuống đến thị xã Hà Tiên. Từng là con kênh đào dài nhất, lớn nhất và được thi công lâu nhất lịch sử  đất nước. Đó là kênh Vĩnh Tế và vị quan chỉ huy trực tiếp công trình này là quanNguyễn văn Thoại. Ông được mọi người tôn kính như một vị thần, người đã có công khai phá vùng đất này để có cuộc sống sung túc, ấm no cho người dân. 
Cầu Vĩnh Ngươn bắc qua kênh Vĩnh Tế, nối liền thành phố Châu Đốc và phường Vĩnh Ngươn
Cầu Vĩnh Ngươn bắc qua kênh Vĩnh Tế, nối liền thành phố Châu Đốc và phường Vĩnh Ngươn
Bún cá Long Xuyên và bún cá Châu Đốc có nhiều khác biệt về hương vị ẩm thực. Bún cá Châu Đốc có mùi vị nồng nàn của miền đất nổi tiếng về đặc sản mắm, còn bún cá Long Xuyên thì được nêm nếp vừa khẩu vị của nhiều du khách muốn nếm thử món ăn đặc trưng của người dân An Giang. Bánh hỏi bò đun, gỏi cuốn bò cũng là những món ăn không thể bỏ qua khi du khách muốn tìm hiểu về đặc sản ẩm thực nơi đây. Sẽ là một trải nghiệm ẩm thực khó quên và ngon miệng cho du khách. 
Bún cá Long Xuyên rất bắt mắt với những bong điên điển vàng tươi
Bún cá Long Xuyên rất bắt mắt với những bong điên điển vàng tươi
Bò nướng lụi ăn kèm bánh hỏi, cuốn bánh tráng và rau.
Bò nướng lụi ăn kèm bánh hỏi, cuốn bánh tráng và rau.
Thủy hải sản là một nguồn kinh tế quan trọng của vùng đất miền sông nước này. Người dân có cuộc sống sung túc, đầy đủ cũng một phần lớn đến từ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Nên đối với người dân, con cá là biểu tượng của sự ấm no đối với kinh tế gia đình.
Tượng đài cá basa ở thành phố Châu Đốc.
Tượng đài cá basa ở thành phố Châu Đốc.
Nếu có dịp ghé ngang vùng Bảy Núi, du khách không nên bỏ qua món đặc sản bánh canh Vĩnh Trung nổi tiếng được nấu theo hương vị người Khmer. Quanh chợ Vĩnh Trung chỉ có dăm quán bán món này, nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất là quán bánh canh của chị Oanh Na và Út Sắc.
Một tô bánh canh hấp dẫn ở chợ Vĩnh Trung.
Một tô bánh canh hấp dẫn ở chợ Vĩnh Trung.
Cảnh vật hiền hòa của vùng đất An Giang
Cảnh vật hiền hòa của vùng đất An Giang.
Giữa mây núi và đồng lúa bát ngát, cảnh vật An Giang đẹp như tranh vẽ sau cơn mưa rào. Đến đây sẽ để lại trong lòng du khách rất nhiều kỉ niệm đẹp và khó quên về một vùng đất hiền hòa và sự hiếu khách của người dân địa phương.

Đặc sản nên thưởng thức khi đến du lịch An Giang

Ngoài việc đắm mình với không gian sông nước, bạn cũng đừng quên tìm ăn những món đặc sản khi đến An Giang.
Thốt nốt
Bánh bò thốt nốt mềm, xốp và dễ ăn. Ảnh: Hữu Tưởng.
Bánh bò thốt nốt mềm, xốp và dễ ăn. Ảnh: Hữu Tưởng.
Loại trái này từ lâu đã trở thành biểu tượng đặc trưng khi nhắc đến vùng Bảy Núi, An Giang. Cây thốt nốt giống cây dừa, quả chia làm nhiều múi trắng, mềm, ngọt mát và thơm. Nước thốt nốt thanh ngọt, lấy từ vòi hoa của những thân cây cao vút, tán tròn.
Khi thưởng thức món nước này, nhiều người thường cho cả cơm của trái vào. Cái ngọt của nước hòa cùng từng miếng cơm thốt nốt sần sật tạo nên hương vị đặc trưng. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức đường thốt nốt, chè đậu xanh hay bánh bò nốt thốt.
Canh chua lá vang
Miền Bắc thường dùng trái sấu, miền Nam dùng me hay trái bần, còn người dân An Giang lại lấy lá vang hay giang để nấu canh chua. Loại lá này thường mọc ở vùng rừng núi, cho vị ngon nhất vào mùa mưa tháng 4 đến 10 âm lịch.
Nguyên liệu nấu cùng lá vang là cá ba sa, cá lóc hoặc cá mè vinh… Cá đã sơ chế nêm nếm gia vị cho ngấm sau đó chế thêm nước đun cùng các phụ liệu khác như đậu bắp, cà chua, rau muống, nhút, thơm và lá vang đã rửa sạch, vò kỹ. Khi sôi, các thành phần chín tới, bạn thêm thắt gia vị lại lần cuối rồi nhấc xuống, bỏ thêm hành ngò là được. Món này ăn cùng bún và nước mắm mặn.
Bánh phồng
Bánh phồng nhỏ bằng cái đĩa nhưng nướng chín lại to hơn quạt nan. Nguyên liệu làm loại bánh này là nếp đặc sản của địa phương. Sau khi bỏ hạt sâu mốc, nếp được ngâm suốt ba ngày ba đêm, trải qua các công đoạn quết, cán, phơi và nướng mới ra được chiếc bánh khéo léo, tròn trịa. Bánh làm xong có vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị khó lẫn.
Các loại mắm
Mắm ba khía là món khoái khẩu của người miền Tây. Ảnh: Hà Lâm.
Mắm ba khía là món khoái khẩu của người miền Tây. Ảnh: Hà Lâm.
Mắm Châu Đốc nổi tiếng với đủ các loại như sặt, tôm… Do việc chế biến hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người trong nghề nên mắm có nhiều hương vị riêng.
Thông thường, mắm được chưng lên và ăn kèm thịt ba chỉ luộc thái mỏng, rau thơm như xà lách, húng hoặc cuốn bánh tráng cùng bún, khế chua, chuối xanh… Một số nơi còn sử dụng để kho cá thịt hay nấu bún.
Bọ cạp rang
Bọ cạp to bằng con dế cơm nhưng có càng to, đuôi dài, mình dẹp và màu đen trũi. Loại này sống dọc theo chân núi. Bọ cạp rang thường được bán tại chợ Tịnh Biên. Món này có vị giòn, bùi. Tuy nhiên không phải ai cũng dám thưởng thức vì vẻ ngoài lạ lẫm. Ngoài rang, súp bọ cạp cũng là món ngon thử thách lòng gan dạ của thực khách.

Du Lịch Độc Thân

Nhiều người xem

 
Top