Ngày đầu xuân người Nùng ở Tân Nguyên thường chọn ngày đẹp để lên đồi, xuống ruộng lao động sản xuất trong khí thế của mùa xuân mới tràn đầy niềm tin và hy vọng năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khoẻ, bình an vô sự.
Chuẩn bị mâm cơm cúng chiều 30 tết.
|
Già làng Vi Đức Minh, thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên (Yên Bình) cho biết: Tết nguyên đán của đồng bào dân tộc Nùng chuẩn bị rất đầy đủ, chu đáo. Sau một năm trời làm việc vất vả, đây là dịp mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt lành. Các gia đình tụ họp bên bếp lửa hồng, cùng nhau chuyện trò bàn bạc và đánh giá thành quả của gia đình trong năm qua và bàn cách làm ăn trong năm tới.
Phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng gần giống như người kinh. Người Nùng không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp như người Kinh nhưng không vì thế mà người Nùng sửa soạn ngày tết kém rôm rả. Từ ngày 28 và 29 tháng Chạp, các gia đình rộn ràng làm các loại bánh để chuẩn bị cho những ngày tết. Ngày 30 tết là ngày quan trọng và đặc biệt nhất trong năm nên từ sáng sớm việc vệ sinh nhà cửa và đồ dùng trong nhà được mọi thành viên trong gia đình thực hiện rất khẩn trương.
Buổi chiều 30 tết, các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm tất niên. Một thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Gà sống thiến thể hiện sự ấm no, sung túc của đồng bào dân tộc Nùng. Con gà này phải nuôi riêng từ trước tết vài tháng và cho ăn toàn bằng thóc. Các món khác không thể thiếu mà các gia đình tự làm là bánh chè lam, bánh lẳng, cơm lam. Bánh lẳng là món ăn được nhiều người ưa thích được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn được chấm với mật, mật được đun từ đường phên hoặc mật ong.
Tối 30, mọi gia đình tập trung làm cơm lam, bánh chè lam; thanh niên đến chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về nhà đón giao thừa. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở cửa để lộc vào nhà. Tùy theo từng dòng họ mà cách bài trí bàn thờ tổ tiên trong ngày tết cũng khác nhau nhưng nhìn chung là có gà, bánh chưng, mâm ngũ quả, bánh kẹo các loại và cây kim ngân làm bằng giấy màu vàng có hoa và hai cây mía thẳng và đẹp buộc đứng hai bên bàn thờ.
Sáng mùng một tết các gia đình dạy sớm làm mâm cơm cúng tổ tiên, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng mọi sự tốt lành. Người Nùng có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.
Trong những ngày tết, mỗi nhà thay phiên nhau làm cỗ, tụ họp anh em, gia đình, uống rượu và chúc nhau một năm dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thông thường đồng bào dân tộc Nùng tổ chức hoá vàng vào ngày mùng 2 tết. Các gia đình từ 3 - 4 giờ sáng đã đi lấy nước để đun pha trà và làm cơm cúng sớm để cầu nhiều điều may mắn sẽ đến trong năm mới.
Ngày đầu xuân người Nùng ở Tân Nguyên thường chọn ngày đẹp để lên đồi, xuống ruộng lao động sản xuất trong khí thế của mùa xuân mới tràn đầy niềm tin và hy vọng năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khoẻ, bình an vô sự.
Phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng gần giống như người kinh. Người Nùng không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp như người Kinh nhưng không vì thế mà người Nùng sửa soạn ngày tết kém rôm rả. Từ ngày 28 và 29 tháng Chạp, các gia đình rộn ràng làm các loại bánh để chuẩn bị cho những ngày tết. Ngày 30 tết là ngày quan trọng và đặc biệt nhất trong năm nên từ sáng sớm việc vệ sinh nhà cửa và đồ dùng trong nhà được mọi thành viên trong gia đình thực hiện rất khẩn trương.
Buổi chiều 30 tết, các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm tất niên. Một thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Gà sống thiến thể hiện sự ấm no, sung túc của đồng bào dân tộc Nùng. Con gà này phải nuôi riêng từ trước tết vài tháng và cho ăn toàn bằng thóc. Các món khác không thể thiếu mà các gia đình tự làm là bánh chè lam, bánh lẳng, cơm lam. Bánh lẳng là món ăn được nhiều người ưa thích được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn được chấm với mật, mật được đun từ đường phên hoặc mật ong.
Tối 30, mọi gia đình tập trung làm cơm lam, bánh chè lam; thanh niên đến chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về nhà đón giao thừa. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở cửa để lộc vào nhà. Tùy theo từng dòng họ mà cách bài trí bàn thờ tổ tiên trong ngày tết cũng khác nhau nhưng nhìn chung là có gà, bánh chưng, mâm ngũ quả, bánh kẹo các loại và cây kim ngân làm bằng giấy màu vàng có hoa và hai cây mía thẳng và đẹp buộc đứng hai bên bàn thờ.
Sáng mùng một tết các gia đình dạy sớm làm mâm cơm cúng tổ tiên, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và xin tổ tiên phù hộ cho con cháu, cho dòng tộc được hưởng mọi sự tốt lành. Người Nùng có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.
Trong những ngày tết, mỗi nhà thay phiên nhau làm cỗ, tụ họp anh em, gia đình, uống rượu và chúc nhau một năm dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Thông thường đồng bào dân tộc Nùng tổ chức hoá vàng vào ngày mùng 2 tết. Các gia đình từ 3 - 4 giờ sáng đã đi lấy nước để đun pha trà và làm cơm cúng sớm để cầu nhiều điều may mắn sẽ đến trong năm mới.
Ngày đầu xuân người Nùng ở Tân Nguyên thường chọn ngày đẹp để lên đồi, xuống ruộng lao động sản xuất trong khí thế của mùa xuân mới tràn đầy niềm tin và hy vọng năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khoẻ, bình an vô sự.