Ai cũng nói, hồ Ba Bể - Bắc Kạn thì nhàm lắm. Ừ thì nhàm! Nhưng cần gì hơn một nơi nương náu cuối tuần khi mà dòng người ngược ngả, bụi phủ giăng kín nơi đô thị ngột ngạt này, ta tìm được nơi thả hồn của riêng mình…
Đôi khi bạn muốn bỏ xa những mệt mỏi của thành thị, muốn chốn đi đâu đó để hòa mình vào thiên nhiên. Có rất nhiều nơi như vậy để ẩn mình cùng với thiên nhiên, nhưng sẽ rất thiếu sót nếu bạn bỏ qua Hồ Ba Bể, nơi tôi chọn làm điểm ẩn mình trong những lúc cảm thấy cuộc sống quá mệt mỏi và xô bồ. Ở cái nơi gọi là Ba Bể bạn có thể cùng ăn, cùng ở với những con người thân thiện trong khu nhà sàn truyền thống. Thong dong trên những con thuyền độc mộc trên mặt hồ tĩnh lặng, dừng chân để ngắm nhìn những hang động kỳ ảo với bao câu chuyện truyền thuyết. Và để bắt đầu một “chuyến lẩn chốn thành thị” bạn hãy lướt qua những dòng chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Ba Bể của tôi ở đây.
Bắc Kạn là một trong số những tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, tuy không đẹp hùng vĩ như Hà Giang, không phồn hội như Sapa nhưng ở Bắc Kạn lại có cái nét nên thơ riêng bởi danh thắng đã đi vào điển tích: hồ Ba Bể.
Ai cũng nói, hồ Ba Bể thì nhàm lắm. Ừ thì nhàm. Nhưng cần gì hơn một nơi nương náu cuối tuần khi mà dòng người ngược ngả, bụi phủ giăng kín nơi đô thị ngột ngạt này, ta tìm được nơi thả hồn của riêng mình…
Động Nàng Tiên Na Rì (Bắc Kạn)
Từ xa xưa, động Nàng Tiên đã đi vào tâm linh của người dân vùng cao Na Rì Bắc Kạn. Tự bao đời đã lưu truyền một câu chuyện kể vể sự tích của khu động Nàng Tiên.
Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, là một hang đá tự nhiên có từ lâu đời và đã được Bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1999. Nhìn từ xa, động như một thiếu nữ đang nằm ngủ, còn bên trong động lại lung linh huyền ảo bởi những mảng thạch nhũ.
Chợ tình Xuân Dương ( Bắc Kạn)
Không nổi tiếng như chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang hay chợ tình SaPa ở Lào Cai nhưng chợ tình Xuân Dương ở Bắc Kạn lại có nhiều nét riêng độc đáo. Chợ được họp mỗi năm một lần vào ngày 25/3 âm lịch, người đi chợ tình tìm đến đây để nhớ lại những kỷ niệm xưa, tìm lại hình bóng người con gái, con trai mà họ từng yêu thương xem họ sống có hạnh phúc không.
Tìm lại hình bóng người xưa
Chợ tình Xuân Dương được họp trên một bãi đất rộng ở trung tâm xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, là chợ tình của đồng bào Tày, Nùng sinh sống tại các huyện miền núi cao của các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
Đền Thắm (Bắc Kạn)
Đền Thắm thuộc vùng đất Chợ Mới - Cây Thị (nay là thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình "tĩnh tâm về với cội nguồn", nhất là dịp đầu xuân mới.
Đền Thắm là khu di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh có bề dày lịch sử được phật tử, nhân dân và du khách thập phương ngưỡng mộ. Nằm cách thị xã Bắc Kạn gần 40 km về hướng nam, trong không gian thơ mộng, phía trước đền là dòng sông Cầu nước trong xanh, hiền hòa uốn lượn, sau đền là vách đá sừng sững của dãy Thông Khuông uy nghi.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn)
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, có diện tích trên 14.000ha, trải dài từ các xã Vũ Muộn, Cao Sơn (huyện Bạch Thông) tới các xã Lương Thượng, Ân Tình, Côn Minh (huyện Na Rì), là nơi lưu giữ được hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú cùng với một hệ sinh thái động, thực vật phong phú và đa dạng, với rừng trên núi đá vôi, biểu trưng cho giá trị độc đáo của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được các nhà khoa học trong và thế giới đánh giá cao về sự phong phú của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc diện phải được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó phải kể đến là loài voọc má trắng, sóc, khỉ thuộc những loài hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt, đến với khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ bạn sẽ được chứng kiến sự đa dạng của loài dơi ở đây - được coi là đa dạng thành phần cao nhất Việt Nam.
Cheo Leo Đèo Gió (Bắc Kạn)
“Đèo Gió là nơi cao nhất của Bắc Kạn nối với Cao Bằng. Quanh năm sương phủ. Buổi sáng nếu đi xe là chìm trong mây. Cũng là nơi heo hút và nghèo lắm…” – Lời giới thiệu của chị bạn đồng nghiệp quê hương Cao Bằng văng vẳng bên tai khi chúng tôi đặt chân lên Đèo Gió.
Chỉ nghe đến hai tiếng đèo Gió đã thấy không khí trong lành và mát mẻ. Suốt chuyến đường dài từ Bắc Kạn đi men theo những con đường ven núi quanh co, Đèo Gió hiện ra mờ mờ ảo ảo…
Chùa Thạch Long (Bắc Kạn)
Chùa Thạch Long (Rồng đá) thuộc xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây được mệnh danh là “chùa thiêng trong hang đá”. Ngôi chùa chứa trong mình nhiều sự tích, huyền sử đẹp.
Chùa Thạch Long thu hút hàng ngàn khách thập phương tới dự hội và dâng hương cầu phúc, cầu tài mỗi dịp xuân về. Nhiều người nói rằng, đi khắp Bắc chí Nam chưa thấy chùa nào nằm trong hang núi đá rộng, sạch mà thoáng như chùa Thạch Long. Tăng ni Phật tử tới dự hội có thể vào hang lễ Phật tới hàng ngàn người.
Đảo Bà Góa (Bắc Kạn)
Khi đi du lịch đến Hồ Ba Bể ở Bắc Kạn, bạn sẽ nhìn thấy trong hồ có hai hòn đảo nhỏ, một là đảo An Mã. Hòn đảo nhỏ còn lại lô nhô đá và cây xanh, cách bến chính khoảng 300m. Đây chính là đảo Bà Góa.
Đảo Bà Góa (tiếng người địa phương gọi Pò Giả Mải) là một hòn đảo nhỏ xinh xắn nằm giữa hồ 1 (Pé Lèng) của hồ và được gắn liền với sự tích Ba Bể. Đảo là nơi thú vị để dừng chân cuối cùng trong chuyến du ngoạn và để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lộng lẫy của trời mây non nước hòa quyện tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình có một không hai của danh thắng này.
vẻ đẹp ruộng bậc thang Pác Nặm (Bắc Kạn)
Cũng như người dân vùng cao ở Yên Bái, Hà Giang, người dân ở Pác Nặm (Bắc Kạn) đã khai phá những quả đồi để làm ruộng bậc thang cấy lúa. Đến với huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi nền văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc của các dân tộc vùng cao mà còn bị mê đắm trước vẻ đẹp của những cung ruộng bậc thang nằm vắt ngang các sườn đồi.
Pác Nặm là một huyện vùng cao với đa số người dân là đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên đất sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng số một đối với người dân nơi đây. Khắc phục điều này bằng sự cần cù và sáng tạo của mình ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Pác Nặm người dân đã bạt đất, đá tạo thành những thửa ruộng bậc thang uốn quanh các sườn đồi. Vì vậy, ở đây, những thửa ruộng bậc thang vừa là nơi cung cấp nguồn lương thực chủ yếu, vừa mang lại vẻ đẹp cho mỗi vùng quê.
Đặc sản tôm chua Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Tôm, cá sau khi đánh bắt về, ngoài việc chế biến theo các phương thức thông dụng thường ngày như luộc, rán, nướng… người Tày ở khu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn còn có cách chế biến tôm cá rất đặc biệt, tạo ra được hương vị rất riêng, đó là món tôm chua, cá chua.
Ngày nay, nghề làm tôm chua, cá chua đang ngày càng có xu hướng phát triển ở vùng hồ Ba Bể. Dọc theo các triền sông, suối người dân đánh bắt tôm, cá về chế biến. Đặc biệt, đó phải là tôm sông, cá sông mới cho ra những hương vị đậm đà, riêng biệt mà không nơi nào có. Khi đánh bắt được các mẻ tôm sông, cá sông, người dân lựa chọn những con còn nguyên vẹn, đều nhau, với cá thì đem cắt khúc còn tôm thì để nguyên rồi làm tiến hành quy trình chế biến.
Động Puông- Tuyệt tác thiên nhiên (Bắc Kạn)
Động Puông là một hang động lớn ở phía Bắc Việt Nam, thuộc vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng 5 Km. Động Puông dài 300 mét, cao hơn 30 mét hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham với vách đá dựng đứng và nhiều thạch nhũ có hình dạng và màu sắc khác nhau bên trong động.
Để tham quan động Puông du khách phải ngồi thuyền trên dòng sông Năng, ngồi thuyền đi được một đoạn khoảng 400 mét, du khách sẽ thấy cửa Động Puông hiện ra, nhìn từ xa bạn chỉ thấy nó rất nhỏ, nhưng đến khi lại gần bạn mới thấy thật sự ngạc nhiên về hùng vỹ và bí hiểm khiến du khách nao nức được khám phá.
Động Hua Mạ (Bắc Kạn)
Động Hua Mạ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nằm trên lưng chừng núi, bên trong có nhiều nhũ đá đẹp được hình thành tự nhiên qua hàng triệu năm với những dáng vẻ sinh động, hấp dẫn.Ở phía Nam hồ Ba Bể, bên bờ sông Lèng thuộc địa phận xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, ngọn núi Cô Đơn sừng sững nằm giữa khu Lèo Pèn (Rừng Ma) cây cối xanh rì, rậm rạp.Giữa lưng chừng núi, có một hang động lạ ăn sâu vào lòng núi chạy theo hướng Đông - Nam quanh năm u tịch. Người dân địa phương gọi là hang Lèo Pèn, gắn với một sự tích vô cùng linh thiêng và đậm chất ly kì, bí hiểm.
ATK Định Hóa (Bắc Kạn)
Khu di tích “ATK Bắc Kạn” chính là Thủ Đô Cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ chín năm kháng chiến chống Thực dân Pháp 1946 - 1954.
Năm 1946, sau khi Thực dân Pháp trở mặt phá hoại hiệp ước Hoà Bình giữa Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Pháp diễn ra tại Pari, Thực dân Pháp đã đổ quân tái chiếm Việt Nam. Trước tình hình đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cao cấp của Đảng đã quyết định rút lên vùng núi phía Bắc để bảo toàn lực lượng nhằm kháng chiến lâu dài. Khu Việt Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hà Giang trở thành thủ đô kháng chiến của dân tộc ta.
Bản Pác Ngòi (Bắc Kạn)
Đến với hồ Ba Bể du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mênh mông sông nước giữa núi rừng xanh thẳm với nhiều thảm thực vật quý hiếm và cảm nhận những nét nguyên sơ giữa đại ngàn, hay đi thăm thác Đồng Đẳng, ao Tiên, động Phuông, đảo Bà Góa… du khách còn được “quyến rũ” bởi những nếp nhà sàn truyền thống của bản Pác Ngòi xã Nam Mẫu (Ba Bể) và ở đó khách có thể được “chiêu đãi” bằng những nét bản sắc độc đáo của người Tày bản địa.
Thác Nà Khoang (Bắc Kạn)
Thác Nà Khoang nằm ở chân Đèo Gió, cạnh Quốc lộ 3, cách trung tâm thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn 6km.
Khu vực thác có diện tích khoảng 12ha, là nơi hợp thành của 2 con suối lớn, đó là dòng suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88m thì hợp thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác 4 tầng dài khoảng 600m, chiều rộng trung bình 15m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch.
Tản mạn cung đường Tây Bắc
Nếu lấy Hà Nội làm trung tâm thì cứ ngược quốc lộ 6 lên phía Tây Bắc là chúng ta sẽ đến được vùng Tây Bắc của tổ quốc, quê hương của những điệu xoè điệu khắp, nơi có rừng hoa ban nở trắng trời.
Qua Hoà Bình, qua cái nôi của văn hoá Mường với Bi-Thang-Vàng-Động, leo gần 100 km đèo nữa là tới cao nguyên Châu Mộc, cao 800-1.000 m. Lên tới đây là bước chân vào vùng Tây Bắc.
Kinh nghiệm du lịch Hồ Ba Bể
Đôi khi bạn muốn bỏ xa những mệt mỏi của thành thị, muốn chốn đi đâu đó để hòa mình vào thiên nhiên. Có rất nhiều nơi như vậy để ẩn mình cùng với thiên nhiên, nhưng sẽ rất thiếu sót nếu bạn bỏ qua Hồ Ba Bể, nơi tôi chọn làm điểm ẩn mình trong những lúc cảm thấy cuộc sống quá mệt mỏi và xô bồ. Ở cái nơi gọi là Ba Bể bạn có thể cùng ăn, cùng ở với những con người thân thiện trong khu nhà sàn truyền thống. Thong dong trên những con thuyền độc mộc trên mặt hồ tĩnh lặng, dừng chân để ngắm nhìn những hang động kỳ ảo với bao câu chuyện truyền thuyết. Và để bắt đầu một “chuyến lẩn chốn thành thị” bạn hãy lướt qua những dòng chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Ba Bể của tôi ở đây.
Kinh nghiệm du lịch Bắc Kạn
Cái khó của việc "đi bụi" ở Bắc Kạn là các địa danh, thắng cảnh nằm khá xa nhau, khiến số ngày lưu lại nhiều hơn, kế hoạch cũng dài hơi hơn.
Phương tiện đi lại
Bắc Kạn cách Hà Nội 180km và cách Sài Gòn khoảng 1.800km.
Có 3 hướng chính để đến Bắc Kạn, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ miền Trung, ba là từ miền Nam. Song do quá trình di chuyển phức tạp, nên du khách miền Trung hay miền Nam thường dùng Hà Nội làm điểm trung chuyển. Vì thế, có thể tính như 2 hướng là các tỉnh phía Bắc và từ Hà Nội.
Có 3 hướng chính để đến Bắc Kạn, một là từ các tỉnh miền Bắc, hai là từ miền Trung, ba là từ miền Nam. Song do quá trình di chuyển phức tạp, nên du khách miền Trung hay miền Nam thường dùng Hà Nội làm điểm trung chuyển. Vì thế, có thể tính như 2 hướng là các tỉnh phía Bắc và từ Hà Nội.
Các hãng xe đi Bắc Kạn
THƯỞNG NGA
- Lịch trình : Chợ Đồn – Bắc Kạn – Chợ Mới – Thái Nguyên – Mỹ Đình.
- Giờ xuất bến : Chợ Đồn 4h50 Mỹ Đình 11h50
- Lịch trình : Bắc Kạn – Chợ Đồn
- Giờ xuất bến : Bắc Kạn 7h15-12h15-13h30
- Lịch trình : Chợ Đồn – Thái Nguyên